Mọc mụn ở vùng kín phụ nữ là bệnh gì?
Mọc mụn ở vùng kín khiến nhiều nữ giới tỏ ra vô cùng lo lắng, không biết do vệ sinh, quan hệ tình dục hay mắc phải bệnh gì nguy hiểm. Tuy nhiên, Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – KHHGĐ” với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa cho biết, một khi đã xuất hiện những nốt mụn tại vùng kín thì chị em tuyệt đối không được chủ quan, nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục tốt nhất. Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, biết mọc mụn ở vùng kín phụ nữ là bệnh gì, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Mọc mụn ở vùng kín là gì?
Mọc mụn ở vùng kín là tình trạng xuất hiện mụn (có thể là mụn bọc, mụn thịt, mụn nước, mụn sưng đỏ…) tại một hay nhiều vị trí thuộc vùng sinh dục của nữ giới. Mụn có thể mọc riêng lẻ nhưng cũng có thể tụ lại thành từng đám lớn tùy từng nguyên nhân.
Nguyên nhân gây mọc mụn vùng kín ở phụ nữ
Vùng kín mọc mụn có thể xuất phát từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: thường xuyên thụt rửa sâu, chà xát mạnh, ngâm rửa vùng kín hay lạm dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Mặc quần lót chật chội, ẩm ướt
- …
Tuy nhiên, nếu do những nguyên nhân này thì chỉ sau vài ba ngày là mụn sẽ tự động giảm dần rồi biến mất. Còn nếu tình trạng nổi mụn vẫn tiếp diễn kéo dài, thậm chí còn kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác tại vùng kín thì chị em nên chủ động thăm khám sớm. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm xảy ra tại vùng sinh dục.
Dấu hiệu nổi mụn vùng kín
Có nhiều loại mụn có thể xuất hiện tại vùng kín mà chị em cần chú ý cách nhận biết như sau để mô tả cho bác sĩ một cách chính xác nhất:
- Mụn bọc: mụn bọc là một thể nặng của mụn trứng cá có màu sẫm dưới da. Ban đầu nó chỉ là cục sần cứng nhỏ, có màu đỏ rồi ngày càng trở nên mọng với đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường khác. Khi vỡ ra có thể chảy mủ, máu.
- Mụn sùi, u nhú: dạng mụn có màu hồng nhạt hoặc trắng, mềm, chạm vào không ngứa không đau, nhô lên như nhú gai.
- Mụn thịt: Mụn thịt là dạng mụn thường ẩn sâu dưới da do sự tích tụ của các nang bã nhờn tạo thành những u nhỏ, nổi lên bề mặt da.
- Mụn mủ: Mụn mủ là những nốt mụn sưng viêm to, ở giữa có nhân mủ trắng.
- Mụn nước: Mụn nước giống như một chiếc túi nhỏ chứa dịch thường hình thành ở các lớp trên da sau khi bị tổn thương.
Mọc mụn ở vùng kín là bệnh gì?
Mọc mụn ở vùng kín có thể là dấu hiệu của những căn bệnh sau:
1/ Sùi mào gà
Nếu nữ giới xuất hiện những u nhú, mụn sùi màu hồng nhạt không ngứa không đau tại vùng kín (mọc riêng lẻ hoặc tụ lại thành từng cụm, từng đám như những mào gà, súp lơ) mà trước đó có quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) thì khả năng cao là đã bị sùi mào gà.
Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm phổ biến tại Việt Nam do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Bệnh không chỉ khiến người bệnh giảm hưng phấn, giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý mà còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Thậm chí, nếu nhiễm phải virus HPV tuýp 16 hoặc 18 thì nữ giới còn có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng hay ung thư hậu môn… đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
2/ Viêm âm đạo
Nếu nữ giới xuất hiện mụn sưng, mụn bọc kèm theo tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy đỏ vùng kín, ra nhiều khí hư có màu sắc lạ thì khả năng cao là đã bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa phổ biến mà phải đến 90% nữ giới Việt đang gặp phải.
Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, tái phát nhiều lần, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm (như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, buồng trứng…) ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh hiếm muộn.
3/ Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục cũng là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể khiến vùng kín mọc mụn. Thông thường, khi mắc bệnh, nữ giới sẽ thấy xuất hiện những mụn nước, bọng nước có mủ trắng, sưng đỏ tại vùng kín. Chúng có thể mọc riêng rẽ hoặc tụ lại thành từng đám trông giống như những chùm nho, dễ vỡ khi tiếp xúc với quần áo. Khi vỡ hình thành viêm loét, rỉ dịch, rỉ máu, gây đau rát và ngứa ngáy khó chịu.
Mụn rộp sinh dục ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt là những người đang mang thai. Bởi nếu bị mụn rộp sinh dục khi đang mang thai thì nữ giới sẽ rất dễ lây nhiễm mầm bệnh sang cho con, khiến trẻ bị tử vong vì tổn thương nội tạng.
Làm gì khi bị mọc mụn ở vùng kín?
Nếu thấy mọc mụn ở vùng kín, chị em cần tạm gác chuyện quan hệ tình dục sang một bên, vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày và điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh hơn, tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
Sau 3 ngày mà không thấy đỡ thì hãy chủ động thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án khắc phục tốt nhất. Một trong những địa chỉ uy tín đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế, trở thành địa chỉ hàng đầu về lĩnh vực Sản phụ khoa mà chị em có thể tin tưởng lựa chọn đó là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12-14 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).
Phòng khám không chỉ quy tụ nhiều y bác sĩ giỏi, đầu ngành, hơn 30 năm kinh nghiệm mà còn trang bị rất nhiều máy móc hiện đại, công nghệ cao giúp việc chẩn đoán diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9% cùng phương pháp điều trị khoa học, vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết mọc mụn ở vùng kín phụ nữ là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và nên làm gì khi bị như vậy. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hoặc muốn tư vấn chính xác hơn về tình trạng mọc mụn tại vùng kín của bản thân, bạn có thể gọi tới số 0836.633.399 – 02438.255.599 (tư vấn miễn phí 24/7, thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối).
>> Bài viết liên quan:
10 + loại thuốc trị viêm âm đạo hiệu quả nhất
Thuốc canesten bao nhiêu tiền?
- Có thai 5 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?
- Phá thai 9 tuần có nguy hiểm không? Phá bằng cách nào an toàn?
- 100g măng có bao nhiêu calo? ăn măng có béo không?
- Nem chua bao nhiêu calo? Ăn nem chua có mập không?
- Khám màng trinh ở đâu? 5 địa chỉ uy tín ở Hà Nội
- Những lưu ý khi cắt bao quy đầu? Tư vấn chuyên gia
- Thai 5 tuần tuổi đã có phôi thai chưa ?
- Phá thai sớm có được không? Phương pháp phá thai an toàn
- Cắt bao quy đầu xong bị ngứa có làm sao không? [Bác sĩ Lê Văn Hốt]
- Ăn mít có tác dụng gì? Ăn mít có giảm cân không?