Ăn mít có tác dụng gì? Ăn mít có giảm cân không?
Không chỉ có hương vị thơm ngon mà mít còn là một loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều người ưa thích. Vậy ăn mít có tác dụng gì? để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, là một loài cây họ dâu tằm, thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 8 – 15 mét. Mít có nguồn gốc và phát triển mạnh ở các nước Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là ở các khu rừng nhiệt đới phía tây nam của Ấn Độ, ven biển Karnataka và Maharashtra và Indonesia. Cây mít rất phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới với rất nhiều loại khác nhau như: mít dai, mít thái, mít tố nữ, mít nghệ, mít không hạt, mít ruột đỏ… Và đây cũng là một trong những loại cây ăn quả lớn nhất thế giới có thể đạt tới 35 kg/1 quả.
Thành phần dinh dưỡng của mít
Mít được biết đến là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g mít có chứa 94 calo, 0,64g chất béo, 24g chất bột đường, 23,5g carbohydrate; 1,72g protein, 4g chất xơ. Bên cạnh đó, mít còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A, C, E, B6, Riboflavin, folate, canxi, sắt, magie, photpho; đồng, kẽm, kali; mangan, selen,…
Ngoài ra theo nghiên cứu thì trong 100g mít cung cấp 94 calo, đây là mức trung bình so với nhiều loại quả khác. Trong đó, có khoảng 92% lượng calo đến từ carbs, phần còn lại đến từ protein và một lượng nhỏ chất béo.
Ăn mít có tác dụng gì?
Với thành phần dinh dưỡng có trong mít thì đây là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng của mít đối với sức khỏe có thể kể đến như:
+ Tốt cho hệ tiêu hóa: Do có chứa hàm lượng chất xơ tương đối lớn, nên mít giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa các rối loạn như táo bón, khó tiêu.
+ Ngăn ngừa thiếu máu: Mít cũng chứa nhiều chất sắt, nên có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể.
+ Tốt cho tim mạch, huyết áp và giảm cholesterol trong máu: Hàm lượng kali cao trong quả mít có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh về tim mạch cũng như điều hòa huyết áp. Đồng thời giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu.
+ Phòng chống ung thư: Lý do là vì trong mít có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các thành phần như Isoflavones, saponins hay lignans. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa.
+ Giúp xương khớp chắc khỏe: Nhờ có hàm lượng canxi dồi dào nên ăn mít sẽ giúp cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương, còi xương ở trẻ em.
+ Tốt cho hệ thần kinh: Trong mít có chứa nhiều vitamin B1 và B6, loại chất cần thiết cho sự phát triển của sợi cơ và thần kinh. Từ đó, giúp ổn định tinh thần, ngăn ngừa giảm sút trí nhớ và suy nhược thần kinh ở người già.
+ Ngăn ngừa nám, tàn nhang, chống lão hóa da: Thành phần flavonoid trong mít được xem là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chúng có khả năng ức chế sự phát triển của hắc sắc tố da melanin, đồng thời tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa.
+ Tăng cường miễn dịch: Nguồn vitamin C tuyệt vời trong mít cũng giúp cải thiện khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Không những thế, ăn mít còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ về máu trắng.
+ Bảo vệ tuyến giáp: Chất đồng trong mít rất cần thiết cho việc sản sinh và hấp thụ hormone. Điều này đảm bảo cho tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, còn giúp trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là sự sản sinh và hấp thụ hormone.
+ Tốt cho mắt: Trong mít có chứa vitamin A, Beta-carotene, lutein zeaxanthin. Đây đều là những chất rất cần thiết cho sức khỏe của đôi mắt. Do đó, khi ăn mít sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh về mắt như chứng quáng gà, làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, cải thiện thị lực.
Ăn mít có giảm cân không?
Câu trả lời là có. Điều này được lý giải là bởi mít có chứa lượng calo không quá cao. Hơn nữa, trong mít không chứa chất béo nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cho quá trình đào thải các chất thải khỏi cơ thể được đẩy nhanh. Cũng như giúp nâng cao thể chất cho cơ thể, đốt cháy năng lượng, giúp làm giảm cân hiệu quả rất hiệu quả.
>>>Tìm hiểu thêm:
- Ăn giá đỗ có tốt không?
- Rau khoai lang có tốt cho bà bầu?
- Thành phần dinh dưỡng của mướp là gì? Ăn mướp có tốt không?
Bên cạnh đó, trong mít rất giàu chất xơ, có tác dụng giúp bạn có cảm giác lo lâu hơn. Từ đó, hạn chế được cảm giác thèm ăn và nạp các món ăn khác vào cơ thể.
Mặc dù có tác dụng giảm cân, nhưng với điều kiện là các bạn cần phải sử dụng một cách hợp lý, không nên quá lạm dụng việc ăn mít quá nhiều. Đồng thời, các bạn cần kết hợp cho mình một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để đốt cháy năng lượng sẽ giúp cho việc giảm cân hiệu quả hơn.
Ăn mít nóng hay mát?
Ngoài vấn đề ăn mít có giảm cân không? Thì ăn mít nóng hay mát cũng được quan tâm. Nhiều người cho rằng ăn mít sẽ gây nóng trong và gây nổi mụn. Tuy nhiên, các chuyên gia thì không có loại trái cây nóng mà chỉ có các loại trái cây có hàm lượng đường cao.
Vì vậy, những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều mít. Bởi sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở da.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã có được cho mình đáp án cho câu hỏi ăn mít nóng hay mát? Hơn nữa, mít còn được xem là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng cho cơ thể, vì mít được ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên có thể giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất.
Bầu ăn mít có sao không?
Câu trả lời là không. Ngược lại với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, nên việc ăn mít còn giúp bà bầu tăng cường miễn dịch, và giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón; cung cấp canxi, bảo vệ da và kiểm soát hormone khi mang thai,…
Mặt khác, theo y học cổ truyền, mít non có tác dụng bổ tỳ, làm thông tuyến sữa. Do đó, những phụ nữ bị gầy yếu, ít sữa sau sinh thường được khuyên dùng các món ăn từ mít non.
Nhưng với điều kiện là bà bầu cần phải ăn một cách hợp lý. Bởi nếu ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa. Còn nếu những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân, dị ứng với mít hoặc rối loạn đông máu thì tốt nhất là không nên ăn mít, vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý khi ăn mít
Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, thế nhưng mít cũng tiềm ẩn một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn khi ăn mít các bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Nếu bạn đang có ý định mang thai nên tránh ăn mít, bởi chúng có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác kích thích tình dục, khả năng và sức lực ở nam giới.
- Tuyệt đối không ăn mít vào lúc đói sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao, đầy bụng, khó tiêu. Bạn chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1-2 tiếng.
- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác, khi ăn mít cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
- Nếu người nóng trong, mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung thêm nước và rau xanh.
- Còn nếu bạn mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận hoặc những người bị suy nhược, sức khỏe yếu,… không nên ăn mít vì nó có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cũng như gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề ăn mít có tác dụng gì? ở bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn Tham Khảo:
- Health Benefits of Jackfruit https://www.webmd.com/food-recipes/health-benefits-jackfruit#1 Truy cập ngày: 18/12/2020
- Why Is Jackfruit Good for You? Nutrition, Benefits and How To Eat It https://www.healthline.com/nutrition/jackfruit-benefits Truy cập ngày: 18/12/2020
- Phá thai 1 lần có bị vô sinh không? Ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
- Chi phí vá màng trinh là bao nhiêu? Chi phí thực tế
- Ăn chả giò chiên có béo không? 1 cuốn chả giò bao nhiêu calo?
- Phá thai bằng thuốc có đi làm được không?
- Thai 6 tuần dọa sảy: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Bà bầu có ăn được sầu riêng không?
- Sau phá thai khi nào thì đặt được vòng tránh thai? Chuyên gia tư vấn
- 100g súp lơ bao nhiêu calo? Ăn súp lơ có béo không?
- Thai 6 tuần ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?
- Huyết trắng có màu nâu: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả