ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Thai 5 tuần bị yếu phải làm như thế nào?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Thai 5 tuần bị yếu phải làm như thế nào?

Mang thai 5 tuần tuổi, nhiều mẹ bầu vô cùng hoang mang lo lắng khi nhận tin thai nhi bị yếu. Liệu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Thai 5 tuần bị yếu phải làm như thế nào? Việc bổ sung dinh dưỡng cần thực hiện như thế nào để có thể giúp con yêu phát triển khỏe mạnh hơn? Tất cả sẽ được chuyên gia y tế chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Thai 5 tuần bị yếu phải làm như thế nào

(Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện – Nguyên trưởng khoa sản bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, hiện công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.)

Thế nào là thai yếu?

Trước khi đi vào tìm hiểu thai 5 tuần bị yếu phải làm như thế nào, đầu tiên, mẹ bầu cần nắm được thế nào là tình trạng thai yếu.

Thai yếu là tình trạng mẹ bầu gặp những bất thường về phôi thai, phôi nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai… Thông thường, các trường hợp thai yếu sẽ được phát hiện thông qua thăm khám thai, từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục phù hợp, có thể là: Cho uống hoặc tiêm nội tiết, đặt thuốc chống co bóp tử cung, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Đồng thời, cũng hẹn khám lại sau một tuần hoặc 10 ngày để có thể theo dõi sát sao, kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nằm nghỉ tuyệt đối trên giường, thậm chí sử dụng bỉm người lớn để thay thế cho việc đi toilet. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những bà bầu thực sự cảm thấy kiệt sức và có nhu cầu muốn được nghỉ ngơi hoặc bị doạ sảy thai.

Nguyên nhân dẫn tới thai yếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai yếu, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai yếu thường gặp:

  • Mẹ bầu bị ốm nghén nghiêm trọng, quá mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì dẫn đến sức khoẻ kém
  • Mẹ bầu có tiền căn bệnh về tử cung như: viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút khác thường hoặc ung thư cổ tử cung
  • Mẹ bầu làm việc quá sức, không có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh như suy tim, bệnh thận mãn tính, mất cân bằng nội tiết…
  • Mẹ bầu hoạt động mạnh, khiêng vác đồ nặng bị té ngã gây dò thai hoặc động thai.
Những dấu hiệu thai yếu bất thường

Những dấu hiệu thai yếu bất thường – mẹ bầu cần chú ý

Như đã nêu ở trên, thai yếu là tình trạng nguy hiểm, cần được thăm khám sớm để có phương án khắc phục kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc. Bởi vậy, ngay khi gặp những dấu hiệu thai yếu bất thường dưới đây, chị em cần tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Âm đạo ra máu bất thường.
  • Mẹ bầu thường xuyên hoa mắt, chóng mặt.
  • Sốt cao.
  • Dịch tiết âm đạo quá nhiều.
  • Cử động của thai.
  • Ngứa.
  • Mẹ mất cảm giác căng tức ngực.
  • Đau đầu dữ dội.

>>> Tìm hiểu thêm: Có thai 5 tuần mà không nghén

Mẹ nên làm gì khi bị chẩn đoán thai yếu?

Trong những lời khuyên về cách dưỡng thai yếu, quan trọng hàng đầu là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ thai.

  • Đầu tiên, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, bổ sung thêm viên uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không thức khuya, làm việc quá sức và dùng chất kích thích
  • Tránh lao động nặng và quan hệ nhiều trong những tháng đầu và cuối thai kì
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ cho mẹ
  • Khám thai định kì theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường
  • Không ăn thức ăn sống, các loại mắm trong giai đoạn thai yếu dễ dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc gây sảy thai.

Bổ sung dinh dưỡng như thế nào trong trường hợp thai yếu

Vì vậy mẹ nên ăn tăng thêm lượng chất đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu có thể tham khảo ăn thêm các bữa phụ, làm sao để các bữa ăn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng dưới đây:

+ Chất đạm: Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung phát triển suốt thai kỳ. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn thêm 10 – 18gr đạm tương đương 50 – 100gr thịt cá tùy loại, 100 – 180gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa.

+ Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Mẹ bầu thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Mẹ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

+ Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị chuột rút, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

Bổ sung dinh dưỡng như thế nào trong trường hợp thai yếu

+ Axit folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra a-xít folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim.

+ Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, mẹ cũng nên kết hợp phơi nắng sáng mỗi ngày 10 phút hoặc đi bộ dưới nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.

+ Vitamin C: Có trong các loại rau xanh, trái cây giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng.

Nhìn chung, các cách dưỡng thai yếu sẽ đòi hỏi mẹ bầu bình tĩnh, thận trọng và hết sức kiên nhẫn. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, việc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình là vô cùng cần thiết để bảo vệ thai nhi và giúp cho bé chào đời một cách an toàn, khỏe mạnh.

Mẹ bầu khi gặp dấu hiệu thai yếu có thể tìm đến phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế để được thăm khám cụ thể và từ đó đưa ra phương án khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay, Đa Khoa Y Học Quốc Tế ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng lựa chọn của đông đảo chị em mỗi khi cần khám thai, theo dõi thai sản, khắc phục các vấn đề bất thường trong thai kỳ an toàn và hiệu quả. Phòng khám là một trong những địa chỉ y tế hiếm hoi tại Hà Nội xuất sắc đáp ứng đủ 83 chỉ tiêu khắt khe của Sở y tế đề ra trong lĩnh vực y tế, được đầu tư kỹ lưỡng về mặt trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến, toàn bộ được Sở y tế kiểm duyệt chất lượng. Nhờ vậy đảm bảo phục vụ quá trình thăm khám và siêu âm thai an toàn.

Toàn bộ quá trình thăm khám và khắc phục tình trạng thai yếu tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế đều được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô trùng vô khuẩn, đồng thời được thực hiện trực tiếp bởi “bàn tay vàng” của đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ sản phụ khoa có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm phong phú, tài năng và y đức đã được khẳng định, bao gồm:

  • Thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân:  Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, nguyên là trưởng khoa sản Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng khác trong suốt quá trình công tác.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, nguyên trưởng khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La.
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm: Chuyên khoa Y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa Y học cổ truyền tại bệnh viện E Hà Nội.

Để biết chắc chắn thai 5 tuần bị yếu phải làm sao, chị em có thể hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024) 38255599 –  083.66.33.399 hoặc ấn VÀO ĐÂY để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

12 tháng 11, 2020 - 230 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế