ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Bà bầu ăn khế có tốt không? [Tư vấn chuyên gia dinh dưỡng]
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Bà bầu ăn khế có tốt không? [Tư vấn chuyên gia dinh dưỡng]

Khế không chỉ là một loại trái cây thân thuộc, dễ tìm kiếm mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nên khế được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, với bà bầu thì sao, liệu bà bầu ăn khế có tốt không? để trả lời cho vấn đề này, mời các mẹ hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của khế

Quả khế là một loại trái cây nhiệt đới rất phổ biến ở các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… Khế có hình dạng đặc trưng gồm 5 múi, có vị chua chua, ngọt ngọt. Khế có màu xanh hoặc màu vàng. Có hai loại là khế ngọt và khế chua. Cây khế ngọt thường có màu lá xanh nhạt và kích thước quả tương đối nhỏ. Trong khi đó, cây khế chua lại có lá màu đậm hơn, quả khế khi chín có màu vàng đậm.

Giá trị dinh dưỡng của khế

Khế rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và vitamin C. Theo đó, thành phần dinh dưỡng của một quả khế cỡ trung bình (91gram) sẽ bao gồm: 3 g chất xơ, 1 g protein, 52% vitamin C, 6% đồng, 4% vitamin B5; 3% folate, 3% kali, 2% magie,…

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng trái khế chỉ chứa 6g carb và 28 calo. Quả khế còn rất giàu các vitamin như vitamin A, E, K. Điều này cho thấy mặc dù khế có lượng calo thấp nhưng lại loại trái cây giàu chất dinh dưỡng.

Khế có tác dụng gì?

Là một loại quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nên khế có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như:

+ Hỗ trợ chữa trị rối loạn tiêu hóa: Nhờ có hàm lượng chất xơ cao, nên khế có tác dụng giúp trợ chữa trị nhiều bệnh đường tiêu hóa như bệnh nhu động ruột bất thường, chứng khó tiêu, táo bón,… Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột già giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn.

+ Ngăn ngừa bệnh tim mạch và điều chỉnh huyết áp: Quả khế rất giàu kali, khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp cho cơ thể và ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng kali trong khế rất có lợi cho việc hạ huyết áp.

+ Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu: Quả khế có tác dụng lợi tiểu và kích thích đường tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn.

+ Giảm stress: Các chất có trong quả khế có tác dụng giúp điều chỉnh các hormone để giảm stress.

+ Giảm cân: Do có chứa ít calo nên khế là lựa chọn lý tưởng dành cho những người muốn giảm cân. Cả khế ngọt và khế chua đều chứa nhiều chất xơ và nước nên có thể khiến bạn no lâu, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Khế có tác dụng gì

+ Tốt cho mắt: Khế chứa một nguồn vitamin A tự nhiên tuyệt vời, một loại vitamin quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ thị lực của mắt. Mặt khác còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

+ Bổ sung protein dồi dào: Việc bổ sung protein không chỉ làm cân bằng nội tiết và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt mà còn có tác dụng duy trì sinh lực cho cơ thể.

+ Giúp giảm đau: Hàm lượng magie trong khế không chỉ giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng mà còn giúp giảm đau khớp và chuột rút.

+ Giảm mức cholesterol cao: Việc bà bầu ăn khế có thể giúp làm giảm thiểu mức độ cholesterol xấu. Cũng như ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe gây ra do sự hiện diện của cholesterol cao trong cơ thể.

+ Kháng viêm, kháng khuẩn: Khế có chứa rất nhiều dưỡng chất kháng viêm quan trọng với cơ thể như saponin, flavonoid và vitamin C. Và giúp chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn như Salmonella typhus, E. Coli, Bacillus cereus… gây ra.

+ Tăng cường miễn dịch: Khế là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp chống oxy hóa. Nhờ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa ảnh hưởng của vi khuẩn, virus, các gốc tự do, độc tố và tế bào ung thư.

+ Tác dụng trị ho: Các vitamin và khoáng chất có trong trái khế có công dụng trị ho hiệu quả và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra quả khế còn giúp bạn lợi tiểu.

+ Ngăn ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa trong khế không chỉ giúp tiêu diệt các gốc tự do mà còn cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư.

+ Kiểm soát đường huyết: Quả khế có chứa ít đường và chứa nhiều chất xơ, vì vậy có khả năng giúp kiểm soát đường huyết. Nên đây là loại quả rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

+ Làm đẹp da và chữa trị các bệnh về da: Khế chứa nhiều vitamin giúp làm chậm quá trình lão hóa da, hàn gắn các tế bào da và các mô bị tổn thương, ngăn ngừa nếp nhăn giúp da mịn màng. Đồng thời, giúp chữa trị các bệnh về da như nám da, chàm, trị trứng cá và làm mờ vết sẹo.

+ Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi: Khế là một nguồn vitamin, carbohydrate và khoáng chất phong phú. Tất cả những chất dinh dưỡng này thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong thai kỳ.

Lá khế có tác dụng gì?

Theo Đông Y, lá khế có vị chát và chua, tính bình. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm và mát huyết. Vì vậy, lá khế có công dụng chữa trị được nhiều loại bệnh khác nhau, chẳng hạn như:

  • Dị ứng, nổi mề đay, lở loét
  • Cảm nắng, sốt, ho, sổ mũi
  • Ngộ độc
  • Sốt xuất huyết, mụn nhọt
  • Tiểu buốt, viêm âm đạo, viêm tiết niệu, tiểu ra máu

Bà bầu ăn khế có tốt không?

Bà bầu ăn khế có tốt không

Với những lợi ích mà khế mang lại vừa nêu trên thì với câu hỏi bà bầu ăn khế có tốt không? câu trả lời chắc chắn là có. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng thì khế có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho thai kỳ khỏe mạnh. Các loại khoáng chất, vitamin, axit folic và các chất dinh dưỡng không chỉ giúp bà bầu tăng tăng cường sức đề kháng mà còn tốt cho sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, nước ép khế tươi còn giúp mẹ bầu chữa trị bệnh viêm họng, viêm răng miệng hiệu quả.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn khế

Mặc dù khế có tác dụng rất tốt với mẹ bầu. Tuy nhiên, khi ăn khế bà bầu cần phải lưu ý một số điều như:

  • Bà bầu chỉ nên ăn điều độ, không nên ăn quá nhiều một lúc và chỉ nên ăn 1 – 2 quả mỗi ngày. Bởi khế có hàm lượng chất xơ cao, do đó nếu ăn khế quá nhiều, lượng chất xơ trong khế sẽ cản trở tiêu hóa.
  • Trong khế có chứa một loại axit có tên oxalate, do đó những bà bầu với có vấn đề về thận, bệnh gút, thấp khớp thì cần hạn chế ăn khế để tránh làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
  • Vị chua là đặc trưng của khế, vậy nên những người bị đau dạ dày (hoặc bụng đói) thì không nên ăn khế. Chất axit có trong khế sẽ làm tình trạng dạ dày của bạn nặng hơn, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.
  • Một số người có cơ địa đặc biệt không thích hợp ăn khế, sau 1-5 giờ ăn bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, mất ngủ hoặc nấc cụt.

Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa nó vào chế độ ăn uống thai kỳ để đảm bảo lợi ích tốt nhất. Đồng thời, bà bầu cần chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

Hy vọng, với những chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn khế có tốt không? và những thông tin liên quan ở bài viết trên đây đã cung cấp cho bà bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Nguồn Tham Khảo:

Is it Safe to Eat Starfruit in Pregnancy? https://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-eat-star-fruit-in-pregnancy/ Truy cập ngày: 16/12/2020

16 tháng 12, 2020 - 122 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế