Đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
Mang thai khiến cơ thể mẹ bầu trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được quan tâm, chăm sóc cẩn thận. Đó cũng chính là lý do vì sao mà khi bị đau bụng, nhiều người thắc mắc đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không. Để giải đáp điều này đồng thời biết khi nào nên thăm khám và thăm khám ở đâu cho kết quả nhanh chóng, chính xác, bạn đọc hãy xem ngay những nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Đau bụng khi mang thai là hiện tượng gì?
Đau bụng khi mang thai được chia ra thành nhiều trường hợp. Có trường hợp đau bụng trên, có trường hợp đau bụng dưới, có trường hợp đau âm ỉ, có trường hợp lại đau quặn, đau dữ dội. Tùy từng trường hợp mà sẽ có nguyên nhân cùng mức độ nguy hiểm khác nhau nên mẹ bầu cần để ý thật kỹ.
Nguyên nhân đau bụng khi mang thai
Đau bụng khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau:
- Thai làm tổ trong tử cung: Sau khi trứng được thụ tinh thành công sẽ di chuyển dần vào tử cung để làm tổ. Quá trình bám vào tử cung làm tổ thường gây bong tróc lớp niêm mạc tử cung dẫn tới chảy máu (gọi là máu báo thai) kèm theo tình trạng đau lâm râm tại vùng bụng dưới.
- Gặp vấn đề về đường tiêu hóa: Nếu mẹ gặp vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, đau dạ dày, viêm dạ dày… đều có thể gây đau bụng. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, đôi khi dữ dội, từng cơn.
- Quan hệ mạnh: Khi mang thai, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ với người chồng của mình (trừ 3 tháng cuối thai kỳ). Tuy nhiên, do lúc này cơ thể mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn nên nếu quan hệ quá mạnh sẽ không tránh khỏi tình trạng đau bụng.
- Căng dây chằng: Dây chằng trong tử cung sẽ bị căng dần theo thời gian để mở rộng chỗ cho thai nhi phát triển đồng thời giúp mẹ cử động dễ dàng hơn. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu bị đau nhói, đau âm ỉ một bên bụng kèm theo đau vùng bẹn.
- Bong nhau thai: Bong nhau thai có thể khiến mẹ bị đau bụng do tử cung căng cứng hơn bình thường. Mẹ không được chủ quan vì tình trạng này chỉ xuất hiện sau khi em bé được sinh ra.
- Có thai ngoài tử cung: Nếu thấy đau bụng, đau một bên hố chậu, ra máu nâu đen kéo dài thì khả năng cao là mẹ đã mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai sau khi được thụ tinh thành công không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ở vị trí khác (95% trường hợp làm tổ ở vòi tử cung).
- Sảy thai: Sảy thai thường gặp ở những mẹ có nhiễm sắc thể bất thường, tử cung bất thường, bị rối loạn miễn dịch, buồng trứng đa nang, nhiễm khuẩn hay mắc bệnh tiểu đường, tuyến giáp. Ngoài ra, nếu mẹ mang thai với độ tuổi lớn cũng dễ bị sảy thai. Biểu hiện sảy thai phổ biến là căng tức, đau bụng lâm râm hoặc từng cơn kèm theo máu tươi, máu vón cục.
- Bệnh phụ khoa: Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, nhiễm trùng đường tiểu, lạc nổi mạc tử cung, u xơ tử cung… đều có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng.
Đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu đau bụng do thai làm tổ hay do quan hệ thì không quá nguy hiểm. Còn nếu đau bụng do các vấn đề về đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa hay do sảy thai, thai ngoài tử cung thì rất nguy hiểm. Đặc biệt, trường hợp mang thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của mẹ. Còn trường hợp mắc bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé cùng việc sinh nở về sau.
Các vị trí đau bụng mẹ bầu cần chú ý
Dưới đây là những vị trí đau bụng kèm theo biểu hiện mà mẹ bầu cần chú ý:
- Đau buốt bụng dưới (nhiễm trùng đường tiết niệu)
- Đau tức một bên bụng dưới (chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng, đảo ngược u cơ dưới tử cung hoặc viêm ruột thừa cấp tính…)
- Đau tức bụng dưới (vấn đề về tiêu hóa như ăn không tiêu, táo bón…)
- Đau quặn bụng dưới (sảy thai, sinh non, thai ngoài tử cung, tiền sản giật…)
Khi nào cơn đau bụng ở bà bầu sẽ biến mất?
Thông thường, tình trạng đau bụng ở mẹ bầu có liên quan tới sự vận động, đau tăng khi ho, ngồi xổm hoặc khi đứng dậy… Còn khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, tình trạng đau bụng thường có xu hướng giảm đi và biến mất.
Trường hợp đau bụng khi mang thai bất thường
Trường hợp mang thai đau bụng kể cả khi vận động, đứng lên, ngồi xuống, di chuyển hay nghỉ ngơi, không có dấu hiệu thuyên giảm, liên tục kéo dài, kèm theo nhiều biểu hiện bất thường trên cơ thể được xem là bất thường.
Bị đau bụng khi mang thai cần làm gì?
Đau bụng khi mang thai chắc hẳn đã khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí không muốn làm gì cả, chỉ muốn ngồi im một chỗ hay nằm nghỉ ngơi. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu cần chú ý:
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là chuối và nho khô để cung cấp thêm lượng canxi, kali, nước.
- Bổ sung khoáng chất có liều lượng thích hợp dưới sự chỉ định của các bác sĩ.
- Vận động, rèn luyện thể chất nhẹ nhàng với những bài tập yoga dành riêng cho bà bầu sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng.
- Mặc quần áo thoải mái tránh bó sát vào cơ thể.
- Uống nhiều nước.
- Không ăn đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hoặc chứa nhiều lượng tinh bột.
- Kê thêm một chiếc ghế dưới chân khi ngồi.
- Hạn chế đứng quá lâu.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Tránh tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Một số mẹo giảm đau bụng cho mẹ bầu
+ Chườm ấm: Cho ít nước ấm vào túi chườm rồi chườm lên bụng. Mẹ có thể mua túi chườm ấm trên mạng hoặc tại hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa. Nếu không có túi chườm, mẹ bầu có thể thay bằng bình thủy tinh hoặc bình cao su và nhớ bọc thêm một chiếc khăn bên ngoài cho bớt nóng.
+ Tắm nước ấm: Tương tự như cách chườm ấm, tắm nước ấm sẽ giúp máu lưu thông nhịp nhàng hơn, giảm cơn đau bụng nhanh chóng.
+ Đắp gừng: Lấy ít gừng tươi giã nát hoặc xắt thành từng lát mỏng đắp lên vùng bụng dưới khoảng 5-7 phút.
+ Uống trà gừng: Lấy một cốc nước ấm thêm chút mật ong, vài lát gừng và vài giọt chanh, khuấy đều. Uống mỗi khi bị đau bụng chắc chắn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Massage vùng bụng: Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ từ với áp lực vừa phải trong vòng một phút. Mẹ bầu có thể bôi thêm dầu để cơn đau giảm nhanh hơn.
+ Tập yoga: Tập yoga có thể giúp mẹ bầu giảm đau bụng hiệu quả. Đầu tiên, mẹ bầu cần xuống thảm và uốn cong đầu gối, sau đó ngồi lên gót chân, cúi thấp người đến khi trán chạm đất, giữ 15-20 giây. Thả lỏng rồi tiếp tục lặp lại. Ngoài tập yoga, mẹ bầu có thể kết hợp đi bộ nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành để cơ thể trở nên thư giãn và thoải mái hơn.
Trường hợp đau bụng bất thường nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục tốt nhất. Một trong những địa chỉ uy tín mà mẹ bầu có thể tìm đến khi gặp phải tình trạng này là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).
Phòng khám đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế với hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9% như máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, siêu âm 2D, 3D, 4D… Tất cả được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng đạt chuẩn theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất mỗi khi sử dụng. Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, không phải đợi chờ lâu. Thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối. Chi phí niêm yết công khai minh bạch phù hợp theo quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, phòng khám còn được hàng triệu người biết đến bởi có đội ngũ y bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành, giàu kinh nghiệm, từng công tác và làm việc tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô. Điển hình là:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình” với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khám thai, siêu âm thai, đình chỉ thai, khắc phục các vấn đề bất thường tại vùng sinh dục cho nữ giới.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên điều trị các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, khám thai, đình chỉ thai, đặt vòng tránh thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khám chữa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội, khám thai, đình chỉ thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khám thai, siêu âm thai, đình chỉ thai, đặt vòng tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện cho nữ giới.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm: Chuyên khoa Y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí Trưởng khoa Y học cổ truyền tại Bệnh viện E Hà Nội, chuyên khám kê đơn thuốc y học cổ truyền, châm cứu, cấy chỉ, bấm huyệt, thủy châm huyệt.
Thời gian làm việc: linh hoạt cả ngoài giờ hành chính từ 8h – 20h hàng ngày (không ngày nghỉ).
Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [tại đây] để được trực tiếp các bác sĩ Sản phụ khoa giỏi, hơn 20 năm kinh nghiệm của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).
- Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn
- [Top] 5 địa chỉ vá màng trinh uy tín ở Hà Nội
- Cà phê hòa tan có giảm cân không? Cách uống cà phê giảm cân hiệu quả
- Bao quy đầu ngứa và sưng là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Bầu nên ăn trứng gà như thế nào?
- Phá thai bằng thuốc ở đâu Hà Nội?
- 1 cái bánh quy danisa bao nhiêu calo? ăn bánh danisa có béo không?
- [ Giải đáp] Phá thai được 1 tuần quan hệ có sao không?
- [Top] 7 địa chỉ phá thai an toàn ở Hà Nội – Review chi tiết
- 100g Rau muống bao nhiêu calo? Ăn rau muốn xào có béo không?