ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Ăn bánh đa có béo không và 1 cái bánh đa bao nhiêu calo?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Ăn bánh đa có béo không và 1 cái bánh đa bao nhiêu calo?

Ăn bánh đa có béo không? Là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất trên các diễn đàn và trang mạng xã hội, đặc biệt là đối với những chị em phụ nữ đang ăn kiêng và giảm cân.

Bánh đa là một loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong gian bếp của mỗi người. Nếu bạn cũng đang sử dụng bánh đa mỗi ngày, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1 cái bánh đa bao nhiêu calo?

Để xác định ăn bánh đa có béo không? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu trong 1 cái bánh đa bao nhiêu calo nhé!

Bánh đa là một loại bánh “huyền thoại” và gắn liền với nhiều thế hệ người Việt Nam. Bánh đa được chế biến với nguyên liệu chủ yếu là bột gạo, được cán mỏng thành dạng hình tròn và phơi khô. Tuy nhiên, bởi bánh đa có rất nhiều loại và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, cách chế biến, quá trình sản xuất của mỗi loại bánh đa sẽ không giống nhau.

Vậy 1 cái bánh đa bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi loại bánh đa sẽ chứa hàm lượng calo và năng lượng như sau:

Loại bánh đa Hàm lượng dinh dưỡng
1 cái bánh đa vừng/mè đen 120 kcal
1 cái bánh đa nướng 100 -150 kcal
1 cái bánh đa trắng 70 – 110 kcal
1 bát bánh đa cua 375 kcal
1 bát bánh đa nấu 350 kcal
1 bát bánh đa cá 362 kcal
1 cái bánh đa nem 65 kcal
1 cái bánh đa kê 176 kcal

Bảng tên và hàm lượng dinh dưỡng trong bánh đa

Dựa vào bảng tên và hàm lượng dinh dưỡng trong bánh đa phổ biến nhất với người Việt, có thể thấy hàm lượng calories trong bánh đa tương đối đa dạng và vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp.

Tuy nhiên, như đã đề cập bên trên thì mỗi loại bánh đa sẽ được chế biến và sử dụng theo nhiều mục đích, các chế biến khác nhau. Có loại bánh đa có thể ăn liền hoặc chấm tương ớt, mà không cần chế biến cầu kỳ như bánh đa vừng đen, bánh đa nướng,… Nhưng đối với bánh đa cua, bánh đa nấu … Chúng ta sẽ phải chế biến và kết hợp với thịt, mỡ, hành, giò bò,… Để tạo nên một món ăn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nguyên liệu được sử dụng đều là những loại thực phẩm rất giàu đạm và chất béo.

Vậy ăn bánh đa có béo không? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong phần tiếp theo, ngay sau đây nhé!

Ăn bánh đa có béo không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để xác định ăn bánh đa có béo không, chúng ta không chỉ dựa vào 1 cái bánh đa bao nhiêu calo? Mà còn phụ thuộc vào thói quen ăn uống, mục đích ăn, thói quen sinh hoạt của mỗi người…

Ăn bánh đa có béo không

Ngoài ra, bánh đa cũng có rất nhiều loại, nếu bạn biết cách sử dụng phù hợp và khoa học. Ăn bánh đa sẽ không gây béo và tăng cân sau khi ăn. Và ngược lại, nếu bạn không đủ “nghị lực” để từ chối sự hấp dẫn từ bánh đa, bạn sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, thừa cân rất nhanh chóng.

Bạn có thể chưa biết, hơn 80% nguyên liệu chế biến bánh đa là bột gạo, tinh bột (tên tiếng anh là carbohydrate) – một loại chất bột đường thường thấy trong các loại bánh mì, bánh ngọt, khoai lang,… Chúng có nhiệm vụ chính là cung cấp năng lượng tự nhiên cho cơ thể. Mặt khác, tinh bột chính là một trong những “thủ phạm” hàng đầu, tác động tới vóc dáng và cân nặng của bạn.

Chưa kể, một số món bánh đa còn được kết hợp với dầu mỡ, hành, thịt, … Sự kết hợp tuy mang lại sự thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn, nhưng cũng dễ khiến chúng ta bị tăng cân khi ăn, nếu ăn quá nhiều và quá lạm dụng.

Tóm lại, ăn bánh đa có béo không phụ thuộc rất nhiều vào bạn. Nếu bạn đang ăn kiêng hay giảm cân, hãy cân nhắc trước khi ăn bánh đa nhé!

Một số món làm từ bánh đa

Như đã đề cập bên trên, bánh đa có thể sử dụng với nhiều mục đích và cách chế biến khác nhau. Ngay sau đây, hãy cùng nhau tham khảo một số món làm từ bánh đa nhé! Để xem bạn đã ăn được bao nhiêu loại bánh đa, trong số những món bánh dưới đây nhé!

  • Bánh đa truyền thống

Một loại bánh đa gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam chính là món bánh đa vừng đen giòn tan, thơm phức. Thường được ăn kèm với tương ớt, uống với bia trong mỗi bữa nhậu nhẹt,…

Bánh đa truyền thống

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bánh đa truyền thống không hề gây béo khi ăn. Nhờ vào những hạt vừng đen giàu khoáng chất và có tác dụng kiểm soát cholesterol trong máu.

Chưa kể, vừng đen còn có khả năng ngăn chặn tế bào mỡ phát triển. Bên cạnh đó, chúng còn thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Bởi vậy, với những người đang giảm béo, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm ăn loại bánh đa này.

Tuy nhiên, những chị em đang mang bầu nên hạn chế, không nên ăn quá nhiều bánh đa vừng đen. Bởi hàm lượng tinh bột cao và vừng đen có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

  • Bánh đa nướng/ bánh tráng nướng

Bánh đa nướng là một món ăn bắt nguồn từ thành phố Đà Lạt – tiểu Paris của Việt Nam. Trong một chiếc bánh đa nướng thường bao gồm mỡ hành, thịt xay, phô mai, tương ớt,… Tùy khẩu vị mỗi người, món ăn này sở hữu “topping” khác nhau.

Bánh tráng nướng

Bánh đa nướng thường được nướng vàng giòn, thơm nức mũi, sau khi đã trộn đều các nguyên liệu trên mặt bánh. Tuy nhiên, bánh đa nướng không nên có mặt trong chế độ ăn kiêng của bạn đâu. Bởi nếu ăn thường xuyên, loại bánh này có thể khiến bạn tăng cân, béo phì.

  • Bánh đa cua

Thêm một món ăn cực kỳ quen thuộc và gần gũi với người Việt, được chế biến từ bánh đa là món bánh đa cua. Bánh đa cua thường được nấu chín với cà chua, thịt heo, mọc, … Bởi sự đa dạng, phong phú trong “topping” , bánh đa cua cũng được coi là một trong những món ăn không dành cho người đang giảm cân.

Bánh đa cua

Để hạn chế nguy cơ tăng cân khi ăn bánh đa cua, hãy ăn kèm thật nhiều rau sống, trái cây, hoặc uống nhiều nước lọc trong khi ăn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế lượng bánh đa nạp vào cơ thể và giảm hàm lượng chất béo trong thức ăn. Đồng thời, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Trên đây là một số món ăn làm từ bánh đa rất gần gũi và quen thuộc đối với mọi người. Tuy nhiên, hãy cân nhắc và lựa chọn kỹ trước khi ăn bánh đa, để không làm ảnh hưởng tới quá trình giảm cân của bạn nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Trứng ốp la bao nhiêu calo? Ăn trứng ốp la có béo không?

Kết luận lại, những thông tin trong bài đã phần nào giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi, ăn bánh đa có béo không? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và những người thân yêu.

+ Nguồn Tham Khảo: Are Rice Cakes Healthy? Nutrition, Calories and Health Effects https://www.healthline.com/nutrition/are-rice-cakes-healthy Truy cập ngày: 13/1/2021

13 tháng 01, 2021 - 127 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế