[Mách nhỏ] Viêm đường tiết niệu dùng thuốc gì hiệu quả?
Viêm đường tiết niệu dùng thuốc gì? Là câu hỏi gần đây phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế nhận được nhiều nhất. Theo bác sỹ chuyên khoa Lê Văn Hốt hiện đang công tác tại phòng khám cho biết: “để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu có rất nhiều phương pháp khác nhau, và các loại thuốc khác nhau nên để biết viêm đường tiết niệu dùng thuốc gì các bạn nên thăm khám để được các bác sỹ tư vấn một cách hiệu quả nhất”.
Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu của con người dẫn đến sự phản ứng chống lại của cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu
Theo nghiên cứu nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn đường ruột E.coli xâm nhập từ hậu môn vào cơ quan sinh dục dẫn đến viêm đường tiết niệu. Cụ thể:
- Do nam giới không vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị mắc viêm đường tiết niệu
- Do dị ứng với một số loại thuốc cũng như hóa chất
- Do biến chứng của một số bệnh: sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt…
- Ở phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố, bàng quang bị chèn ép không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Đối với trường hợp bé gái do cấu tạo sinh lý lỗ niệu đạo ngắn.
- Đối với bé trai do hiện tượng hẹp và dài bao quy đầu làm cho ứ đọng nước tiểu gây viêm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu dùng thuốc gì hiệu quả?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng được một loại thuốc. Chính vì vậy bác sỹ Hốt khuyên khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó bác sỹ sẽ tư vấn những loại thuốc phù hợp đối với từng bệnh nhân.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa viêm đường tiết niệu tốt hiện nay:
Doxycycline (Monodox, Vibramycin)
Thuốc Doxycycline là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline dùng để điều trị viêm đường tiết niệu do chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra. Thuốc được điều chế dạng viên uống hoặc thuốc tiêm.
Liều dùng
Thuốc uống nên uống ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Thuốc tiêm dùng loại thuốc tiêm đường tĩnh mạch.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
- Sau khi uống thuốc một số trường hợp sẽ gây ra tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, hoặc nôn mửa. Thậm chí, có người còn bị: nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…. Lúc này, các bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Không sử dụng thuốc kết hợp với thức ăn hoặc sữa, hay bất cứ loại thức ăn nào có hàm lượng canxi cao.
- Sau khi uống thuốc người bệnh tuyệt đối không được nằm luôn. Cần phải nghỉ ngơi ít nhất là 10 phút trước khi nằm.
- Tuyệt đối, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc kháng sinh Trimethoprim
Đây là một loại thuốc có tác dụng hạn chế vi khuẩn, gây ức chế ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn. Đồng thời chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E. Coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter… Thuốc được điều chế dưới 2 dạng: dạng thuốc uống và thuốc tiêm.
Thuốc kháng sinh Trimethoprim chống chỉ định với các bệnh nhân suy gan, suy thận, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lo do thiếu acid folic…
Liều dùng
Dạng uống sử dụng 100mg/ lần, ngày 2-3 lần. Còn đối với dạng nước ( thuốc tiêm) có thể tiêm vào tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt dưới dạng lactat.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Khi sử dụng thuốc Trimethoprim, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, ngứa ngáy toàn thân, chóng mặt, tiêu chảy…
Thuốc Mictasol Bleu
Theo nghiên cứu Mictasol Bleu là loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng lượng Methemoglobin huyết. Thuốc này có tác dụng sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu ( chỉ có dạng uống).
Liều lượng và cách dùng
- Người bệnh có thể uống từ 2-3 lần/ ngày. Mỗi lần uống 2 viên.
- Sử dụng liên tục từ 3-5 ngày
Lưu ý
Người bị viêm đường tiết niệu thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ, không nên lạm dụng quá nhiều thuốc vì nếu sử dụng quá liều sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu Cephalexin
Đây là loại kháng sinh nhóm cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn do các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn E. Coli, Proteus mirabilis… gây ra.
Thuốc được dùng trong những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng…
Cách dùng
Người bệnh nên uống 250 – 500 mg/lần. Mỗi lần cách nhau 6 giờ. Dùng trong 7-10 ngày, không được tự ý dừng thuốc hoặc uống thêm thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý
Tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà tự điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
Bài viết tham khảo: Khám viêm đường tiết niệu ở đâu tốt?
Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông Y
Song song với việc điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc Tây Y thì một số cách dân gian chữa viêm đường tiết niệu cũng được áp dụng vào quá trình hỗ trợ điều trị bệnh đạt kết quả cao. Dưới đây là một số phương pháp chữa dân gian các bạn có thể tham khảo:
Chữa viêm đường tiết niệu bằng bông mã đề
Trong Đông y bông mã đề có tính hàn, lành tính và có vị ngọt có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
Cách thực hiện: Bông mã đề rửa sạch rồi đem bỏ vào nồi đun sôi kết hợp với kim tiền thảo dùng làm nước uống mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong 1 tuần sẽ thấy tác dụng trong việc điều trị viêm đường tiết niệu.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu
Ngải cứu là nguyên liệu được biết đến bởi tính ôn, vị đắng, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, chủ trị các chứng bệnh viêm bàng quang, thận và niệu đạo.
Cách thực hiện: Lấy ngải cứu, rễ cỏ tranh và cỏ seo gà đem rửa sạch, đun sôi với nước trong vòng 15 phút và thêm một chút mật ong để uống (ngày 2 lần).
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Râu ngô là được xem như là bài thuốc quý đối với những người bị viêm đường tiết niệu. Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, tan sỏi thận, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, thanh lọc thận. Thành phần râu ngô bao gồm : vitamine A, K, B1, B2…Đây là những vitamine rất tốt cho cơ thể con người.
Cách dùng: râu ngô tươi ( hoặc khô) đã được rửa sạch đun với nước, sau đó mỗi ngày uống 2 – 3 lần sau ăn.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh
Lá trà xanh được biết đến với rất nhiều công dụng nhưng ít ai biết lá trà xanh cũng có tác dụng trong điều trị viêm đường tiết niệu. Thành phần trong lá trà xanh có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, lợi tiểu và là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cách thực hiện: Dùng lá trà xanh đun với nước sôi và uống hàng ngày thay nước. Có thể dùng để rửa niệu đạo.
Lưu ý: Những trường hợp không nên áp dụng cách điều trị này: người bị thiếu máu, dạ dày, tim, cao huyết áp, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Một số lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ về phác đồ điều trị không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị mà không có sự thăm khám. Những loại thuốc và cách điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao và nhanh chóng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.
- Không dùng các dung dịch cho chất tẩy rửa mạnh.
- Mặc quần lót rộng, thoáng mát, chất liệu coton thấm hút mồ hôi.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Người bệnh không nên sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng .
Như vậy bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Viêm đường tiết niệu dùng thuốc gì và những lưu ý khi bị bệnh. Hy vọng người bệnh có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Nếu còn điều gì chưa hiểu có thể chọn [Chat trực tiếp với bác sĩ] hoặc gọi tới số 083.66.33.399 – 02438.255.599 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tổng kết:
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu của con người dẫn đến sự phản ứng chống lại của cơ thể.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng được một loại thuốc.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng: râu ngô, ngải cứu, bông mã đề, lá trà xanh.
- Ruốc tôm bao nhiêu calo? Ăn ruốc tôm có béo không?
- 1 quả na bao nhiêu calo? Ăn quả na có béo không?
- Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?
- Khám bệnh vùng kín ở đâu? TOP địa chỉ uy tín ở Hà Nội
- Chi phí đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung bao nhiêu tiền?
- Khâu tầng sinh môn có dùng thuốc tê không? [Thắc mắc]
- Đốt điện cổ tử cung giá bao nhiêu?
- Cắt bao quy đầu ở đâu tốt và uy tín? [Review chi tiết]
- Chi phí phẫu thuật cắt bao quy đầu hẹp – Bảng giá cụ thể
- 1 chén súp cua có chứa bao nhiêu calo? Ăn súp cua có mập không?