ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Phụ khoa

Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ là dấu hiệu của bệnh gì? Tư vấn chuyên khoa

Ra máu tại âm đạo vốn là biểu hiện bình thường mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt ở nữ giới hình thành do sự điều khiển của hormone sinh dục, kéo dài khoảng 3-5 ngày. Tuy nhiên, không ít người dù đã kết thúc kỳ kinh nhưng vẫn xuất hiện máu đỏ tại vùng kín. Tại sao lại vậy? Để tìm hiểu vấn đề này, biết hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ là dấu hiệu của bệnh gì, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên thường bắt đầu gặp ở nữ giới độ tuổi dạy thì và là hiện tượng chảy máu tử cung do sự thay đổi đột ngột của estrogen theo chu kỳ. Tuy nhiên một số trường hợp hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ thì có thể là dấu hiệu chị em nên chú ý. Theo các bác sĩ chuyên khoa nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:

Rối loạn kinh nguyệt:

Hiện tượng này xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố gây nên viêm nhiễm phụ khoa và có thể làm xuất hiện máu sau khi đã hết kinh.

Uống thuốc tránh thai:

Thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nồng độ hormone sinh dục nữ bởi những tác dụng phụ của thuốc. Từ đó có thể gây ra hiện tượng  hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ.

Do nội tiết tố:

Khi nồng độ progesterone giảm xuống thấp làm cho niêm mạc tử cung bong ra theo chu kỳ nhất định dẫn đến việc sau khi sạch kinh vẫn ra máu đỏ.

Phụ nữ tiền mãn kinh:

Ở độ tuổi này, buồng trứng không có hoạt động đồng nhất, bắt đầu thoái hóa kéo theo hiện tượng trứng không rụng đúng chu kỳ, khiến các hormone sinh dục nữ không ổn định và gây chảy máu.

Chấn thương âm đạo:

Một số trường hợp chị em quan hệ tình dục thô bạo, dùng những dụng cụ đặt tử cung không phù hợp…gây tổn thương tử cung gây nên tình trạng chảy máu sau khi hết kinh.

Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài:

Khi chị em rơi vào tình trạng căng thẳng , lo lâu kéo dài sẽ khiến cơ thể sẽ giải phóng lượng cortisol hormone nhiều hơn, giải phóng estrogen, progesterone ít hơn bình thường. Làm mất cân bằng nội tiết, kinh nguyệt bị rối loạn gây ra hiện tượng ra máu đó sau khi đã hết kinh.

Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ có thể là dấu hiệu của những căn bệnh sau:

Viêm âm đạo:

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất mà 90% nữ giới đã hoặc đang gặp phải. Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ vùng kín, ra nhiều khí hư có màu trắng đục, vàng xanh kèm mùi hôi. Nếu vệ sinh không đúng cách (thụt rửa sâu, chà xát mạnh) hay quan hệ tình dục tại thời điểm này, chị em rất dễ bị chảy máu tại âm đạo.

Viêm cổ tử cung:

Nếu thấy âm đạo ra máu đỏ kèm theo một số triệu chứng như đau thắt lưng, đau vùng xương chậu, ra nhiều khí hư có màu vàng hoặc trắng sữa kèm mùi hôi thì khả năng cao là chị em đã bị viêm cổ tử cung. Khoảng 50% nữ giới 20-50 tuổi và 90% phụ nữ đã sinh con đang phải đối mặt với căn bệnh này.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp ở nữ giới đã lập gia đình, có quan hệ tình dục hoặc từng trải qua sinh đẻ, nạo phá thai nhiều lần. Bệnh không chỉ gây nhiều phiền toái mà còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Do đó, nếu thấy vùng kín ra máu đỏ, ra khí hư bất thường kèm đau bụng dưới, đau eo… thì chị em cần chủ động thăm khám ngay.

Viêm phần phụ:

Viêm phần phụ là căn bệnh gây vô sinh cao ở nữ giới với biểu hiện điển hình là tình trạng ra máu bất thường tại âm đạo. Bên cạnh đó, chị em còn có thể bị đau vùng hạ vị, đau hai bên hố chậu, đau âm ỉ vùng bụng dưới, chậm kinh.

Sùi mào gà:

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của những u nhú, mụn sùi có màu hồng nhạt, mọc rải rác tại vùng kín. Khi bệnh chuyển nặng, những nốt u nhú, mụn sùi sẽ ngày càng to ra, tụ lại thành từng đám lớn như mào gà, súp lơ, dễ vỡ khi va chạm với quần áo. Khi vỡ chảy máu hoặc dịch kèm mùi hôi khó chịu.

Ung thư cổ tử cung:

Âm đạo ra máu đỏ bất thường cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh và khả năng bảo tồn chức năng sinh sản càng cao.

Ngoài ra, nếu trước đó chị em có quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su hay biện pháp tránh thai nào khác) thì tình trạng ra máu tại âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của mang thai, gọi là máu báo thai. Máu báo thai thường xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công khoảng 8-12 ngày, có màu đỏ đậm, nâu đỏ hoặc hồng nhạt, ra ít từng giọt và rải rác, kéo dài lâu nhất 3 ngày.

Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ nên làm gì?

Nếu thấy hết kinh mà vẫn ra máu đỏ, chị em nên chủ động thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án khắc phục tốt nhất.

Một trong những địa chỉ Sản phụ khoa uy tín quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm mà chị em có thể tin tưởng lựa chọn là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).

Phòng khám đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế, đi đầu trong việc áp dụng những phương pháp điều trị khoa học, an toàn, mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là phương pháp kháng sinh đồ. Kháng sinh đồ giúp người bệnh không cần dùng quá nhiều loại thuốc mà vẫn có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe, tiết kiệm chi phí, ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Bên cạnh đó, nhằm mang tới cho người bệnh những dịch vụ chuyên nghiệp, tốt hơn, phòng khám còn đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển hàng đầu trên thế giới như Anh, Đức, Mỹ, Nhật… Thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ lâu, chi phí niêm yết công khai minh bạch phù hợp theo quy định của Bộ Y tế.

Các bác sĩ tại phòng khám:

  • Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại Sở Y tế, giữ vị trí trưởng khoa Sản tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.

Bên cạnh đó chị em cũng cần chú ý một số những vẫn đề sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách đặc biệt là trong những ngày kinh nguyệt.
  • Mặc đồ không bó sát, nên mặc những đồ lót coton chất liệu thấm hút tốt để tránh hiện tượng vùng kín ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 bạn tình.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng sắt và kẽm: thịt bò, tôm, cua…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Vận động những bài tập thể dục nhẹ nhàng
  • Nên chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần. Đặc biệt là có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ là dấu hiệu của bệnh gì. Để được tư vấn cụ thể hơn cho trường hợp của bản thân, bạn có thể gọi tới số 083.66.33.39902438.255.599  để được tư vấn và đặt lịch khám. (hoàn toàn miễn phí).

BÀI VIẾT BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

29 tháng 08, 2020 - 133 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế