ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy? là thắc mắc của rất nhiều chị em trong thời gian mang thai đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu. Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta khi mang thai nếu mẹ bầu uống nhiều nước mía con sinh ra sẽ sạch và trắng hồng. Vậy bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy và uống như thế nào để mang lại lợi ích cho cả mẹ bầu và em bé. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nội dung sau nhé.

Bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Nước mía là loại nước ép có vị ngọt từ đường thiên nhiên và chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, canxi, sắt, các loại vitamin A,B,C.. rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy không phải là thực phẩm dưỡng thai nhưng nếu mẹ bầu sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ đem lại nhiều tác dụng không ngờ. Cụ thể:

Tăng cường sức đề kháng

Nước mía với hàm lượng chất chống oxy hóa sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh hiệu quả.

Hạn chế ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng mà đa số các mẹ bầu đều phải trải qua khi mang thai đặc biệt nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Trong giai đoạn này mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Uống nước mía sẽ tăng cường năng lượng giúp tinh thần của mẹ được giải tỏa, thoải mái hơn, giảm thiệu tình trạng ốm nghén.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi

Theo cách nghiên cứu khoa học, ngoài thành phần cơ bản nổi bật là các loại đường chiếm khoảng 70%, nước mía còn chứa nhiều protein, chất béo, chất bột và nhiều loại khoáng chất, gần 30 loại axit hữu cơ khác. Đây đều là những chất cần thiết cho quá trình mang thai, giúp cải thiện cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ.

Bà bầu uống nước mía có tốt không

Ngăn ngừa táo bón

Hiện tượng táo bón khi mang thai tuy phổ biến nhưng nếu không được xử lý cũng gây không ít những rắc rối cho mẹ bầu. Nước mía là những thực phẩm giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hiệu quả.

Cải thiện làn da

Về thành phần, trong nước mía có chứa chất  axit alpha hydroxyl- dưỡng chất giúp mẹ bầu có làn da mịn màng, hạn chế thâm nám. Từ xưa ông bà ta thường cho rằng khi mang thai mẹ bầu uống nước mía con sinh ra cũng có làn da trắng và sạch sẽ từ khi mới sinh.

Bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng nhận định nước mía là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể kể cả phụ nữ trong giai đoạn mang thai, chính vì vậy mẹ bầu hoàn toàn có thế uống nước mía bất kỳ tháng nào mà không cần quá lo lắng về ảnh hưởng của loại nước này chứ không như nước dừa thì cần phải kiêng tuyệt đối không nên uống trong 3 tháng đầu.

Uống nước mía như thế nào là đúng và an toàn?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nước mía tuy tốt nhưng cũng cần sử dụng đúng cách để đảm bảo tốt nhất cho thai kỳ.

+ Tam cá nguyệt thứ nhất: Thời gian này mẹ bầu nên dùng mỗi ngày 150 ml nước mía để giúp hạn chế tình trạng ốm nghén.

+ 3 tháng giữa: Mẹ chỉ nên uống 2-3 lần / tuần, tránh uống nhiều trong giai đoạn này vì có thể dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

+ 3 tháng cuối: Giai đoạn này mẹ bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi do đó mỗi ngày mẹ có thế uống 200ml nước mía/ngày, sử dụng 2 ngày/lần.

Một số lưu ý mẹ bầu khi uống nước mía trong thời gian mang thai

Một số lưu ý mẹ bầu khi uống nước mía trong thời gian mang thai

Để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, trong suốt thai kỳ mẹ bầu khi uống nước mía cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không được uống nước mía để lâu ngày vì rất dễ gây nhiễm độc.
  • Không nên uống nhiều nước mía trong một lần và tránh uống vào buổi sáng và buổi tối vì dễ gây lạnh bụng.
  • Không nên uống nước mía lạnh để qua đêm
  • Những trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, hoặc thai phụ bị béo phì tăng cân nhanh nên hạn chế uống nước mía vì thành phần chính của nước mía là đường.
  • Nếu bị buồn nôn nhiều có thể bỏ thêm lát gừng nhỏ uống cùng nước mía sẽ giảm được cảm giác khó chịu này.
  • Sử dụng nước mía nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mẹ bầu thiếu ối có nên uống nước mía không?

Trên thực tế có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu nước ối khi mang thai. Thiếu ối được hiểu là tình trạng nước ối ít hơn mức bình thường, chỉ số ối AFI nhỏ hơn 5 cm và màng ối còn nguyên.

Mẹ bầu thiếu ối có nên uống nước mía không? là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Nước mía là loại nước có vị ngọt thanh và rất an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Trong thành phần của nước múa có chứa rất nhiều chất dưỡng chất như canxi, sắt, magie và các loại vitamin giúp trao đổi chất cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên không nên uống nước mía thay nước hằng ngày vì có thể dẫn tới nguy cơ tiểu đường và tăng cân nhanh chóng ở mẹ bầu gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vì vậy lượng uống bao nhiêu hợp lý thì mẹ bầu nên có những cuộc trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể và phụ hợp.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng mẹ bầu đã biết bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy để từ đó yên tâm hơn về cách uống nước mía trong suốt thai kỳ của mình.

>>>BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

Mẹ bầu có nên uống bột sắn dây không?

Nguồn tham khảo: Thời điểm vàng mẹ uống nước mía để thai nhi tăng cân, da trắng, nước ối sạch bong thơm ngọt https://emdep.vn/lam-me/thoi-diem-vang-me-uong-nuoc-mia-de-thai-nhi-tang-can-da-trang-nuoc-oi-sach-bong-thom-ngot-20181122160035471.htm Truy cập ngày: 27/10/2020

27 tháng 10, 2020 - 144 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế