ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Bà bầu uống nước gừng được không? [Tư vấn bác sĩ]
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Bà bầu uống nước gừng được không? [Tư vấn bác sĩ]

Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn được biết đến như một loại thảo dược chữa bệnh. Cụ thể, uống nước gừng (hay trà gừng) có thể giúp bạn giảm say tàu xe, giảm buồn nôn, kiểm soát cân nặng và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên bà bầu uống nước gừng được không, cần lưu ý những gì sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau.

Bà bầu uống nước gừng được không?

Thời tiết chuyển mùa kèm theo những cơn mưa kéo dài khiến nhiều người dễ bị cảm cúm, ho, hắt xì… đặc biệt là những mẹ bầu với cơ địa nhạy cảm. Để phòng ngừa và mau chóng cải thiện tình trạng này, họ mách nhau uống nước gừng bằng cách đun vài lát gừng với nước sôi rồi đổ ra cốc, thêm chút mật ong là xong.

Bà bầu uống nước gừng được không

Thực tế là mẹ bầu có thể uống nước gừng được với cách như trên. Ngoài ra có thể kết hợp nước gừng với đường trắng hoặc chanh để tăng thêm hiệu quả cho từng vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, nước gừng còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được lạm dụng. Việc uống nước gừng quá nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tóm lại, mẹ bầu có thể uống nước gừng được nhưng hãy nhớ uống với liều lượng hợp lý.

Những lợi ích của việc mẹ bầu uống nước gừng

Uống nước gừng vời liều lượng hợp lý khi đang mang thai có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:

  • Giảm ốm nghén: Có đến 80% nữ giới bị ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà gừng lại có vị ấm, tính nóng giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu ổn định hơn sau mỗi bữa ăn. Do đó, mẹ bầu có thể uống nước gừng vào buổi sáng sau khi thức dậy để kiểm soát cơn nghén hiệu quả.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nước gừng chứa gingerol và shogoal. Hai chất này giúp mẹ bầu kích thích tiêu hóa và loại quả một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu.
  • Giảm đau họng: Nhờ đặc tính chống viêm nên uống nước gừng có thể giúp mẹ bầu giảm đau họng, cải thiện tình trạng nhiễm trùng cổ họng.
  • Tránh lo âu, căng thẳng: Nhiều mẹ bầu trở nên căng thẳng, suy nghĩ nhiều trong thời gian mang thai vì nỗi lo cơm áo gạo tiền hay về những cảm xúc tiêu cực xung quanh mình. Tuy nhiên, để vực dậy tinh thần đồng thời giúp hệ thần kinh được thư giãn hơn, phấn chấn hơn thì mẹ bầu có thể uống nước gừng.
Những lợi ích của việc mẹ bầu uống nước gừng
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Mang thai khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm, thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi. Để tăng cường hệ miễn dịch, tránh những bệnh vặt này, mẹ bầu có thể uống nước gừng.
  • Kiểm soát đường huyết: Các khoáng chất có lợi trong nước gừng giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết ở mức ổn định nhất đồng thời điều hòa cholesterol máu (khi kết hợp cùng mật ong). Uống nước gừng còn giúp mẹ bầu chống lại các bệnh tim mạch như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, loại bỏ các mảng bám trong động mạch.
  • Thư giãn cơ: Nước gừng giúp xương, khớp và cơ thể mẹ bầu trở nên thư giãn hơn, nhanh chóng phục hồi những cơn mỏi mệt.
  • Ngăn ngừa ung thư: Do gừng có tính chống viêm mạnh nên uống nước gừng có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Đặc biệt là ung thư vú và ung thư buồng trứng ở nữ giới.
  • Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng: Do chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên uống nước gừng sẽ tạo sự cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, từ đó cải thiện đáng kể sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.
  • Tăng sức mạnh cho não: Uống nước gừng thường xuyên với liều lượng hợp lý giúp mẹ bầu cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ.

Lưu ý khi uống nước gừng khi mang thai mẹ bầu nên nhớ

Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ dưới 1 gram gừng, kể cả là pha nước gừng uống hay kết hợp gừng trong các món ăn hàng ngày. 1 gram gừng này tương đương với 4 tách nước gừng đóng gói (mỗi tách 950 ml).

Việc sử dụng nhiều hơn liều lượng cho phép có thể khiến mẹ bầu gặp phải nhiều hậu quả như:

  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Uống quá nhiều nước gừng có thể khiến mẹ bầu bị sụt cân, từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này rất nguy hiểm.
  • Rối loạn tiêu hóa: Uống nước gừng với liều lượng hợp lý thì rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu mẹ bầu uống quá nhiều lại gây phản tác dụng, tăng nguy cơ ợ nóng, đầy bụng, ợ hơi…
  • Gây mất máu: Gừng có đặc tính làm loãng máu nên mẹ bầu cần tránh uống quá nhiều nước gừng. Đặc biệt, nếu mẹ bầu uống nước gừng trước ca phẫu thuật sinh mổ (có sử dụng thuốc mê) thì một số chất trong gừng có thể tương tác với thuốc mê ảnh hưởng tới quá trình đông máu của mẹ bầu, gây mất nhiều máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Khiến thai bị thiếu dưỡng chất, nhẹ cân sau sinh: Uống quá nhiều nước gừng khi đang mang thai sẽ khiến mẹ bầu gia tăng tốc độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và điều này vô tình khiến cho thai nhi hấp thụ dinh dưỡng ít hơn. Hậu quả là thai nhi bị thiếu dưỡng chất, nhẹ cân sau sinh.
  • Sẩy thai: Mẹ bầu uống quá nhiều nước gừng có thể khiến tử cung co thắt dẫn tới sẩy thai. Trường hợp này hiếm khi xảy ra những mẹ bầu vẫn cần phải đề phòng.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh uống nước gừng vào buổi tối và khi có dấu hiệu chuyển dạ.

+ Uống nước gừng vào buổi tối sẽ khiến giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Thậm chí, người ta còn có câu “Buổi tối ăn gừng ngang với ăn thạch tín” ám chỉ ăn gừng hoặc uống nước gừng rất độc vào buổi tối.

+ Uống nước gừng khi có dấu hiệu chuyển dạ có thể khiến mẹ bị sinh non do tính chất làm loãng máu, thư giãn cơ, kích thích tử cung co bóp của gừng.  

Hướng dẫn mẹ bầu làm nước gừng đảm bảo

Mẹ bầu có thể dùng gừng tươi hoặc gừng khô để pha nước gừng đều được với các cách cụ thể như sau:

Cách 1: Pha nước gừng mật ong

Đun lấy một nước sôi rồi thêm 4 – 6 lát gừng mỏng vào rồi tiếp tục đun sôi thêm 10 phút. Sau đó đổ nước gừng ra bát, thêm chút mật ong là có thể thưởng thức.

Pha nước gừng mật ong

Tác dụng: Thúc đẩy sự lưu thông máu trong cơ thể đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Cách 2: Làm nước gừng đường trắng

  • Lấy gừng cạo vỏ rồi rửa sạch với nước.
  • Cắt gừng thành những sợi nhỏ rồi cho vào một cái cốc.
  • Đổ nước đun sôi vào cốc đựng gừng rồi chờ khoảng 10 phút.
  • Cho tiếp đường trắng vào cốc nước gừng rồi khuấy đều. Chú ý không cho nhiều đường.

Tác dụng: Trị cảm cúm, tụt huyết áp, giảm kích thích tử cung.

Cách 3: Làm nước gừng chanh mật ong

  • Làm sạch gừng rồi cắt thành từng lát mỏng.
  • Bắc nồi lên bếp, cho lượng nước vừa đủ (khoảng 1 cốc hoặc hơn một chút) rồi thả các lát gừng vừa thái vào. Bật bếp đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút.
  • Tắt bếp, rót nước gừng ra cốc, vắt thêm ½ quả chanh cho vào (nhớ lọc bỏ hạt) rồi khuấy đều cùng 1 – 2 thìa mật ong.

Tác dụng: Trị cảm lạnh, viêm họng.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Bà bầu uống nước gừng được không, nên uống với liều lượng như thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới nước gừng hay các vấn đề trong suốt thai kỳ, bạn có thể comment bên dưới bài viết để được các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tư vấn cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí).

Nguồn Tham Khảo: Ginger Tea in Pregnancy: Benefits, Safety, and Directions https://www.healthline.com/nutrition/ginger-tea-pregnancy Truy cập ngày: 17/12/2020

17 tháng 12, 2020 - 154 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế