Bà bầu có ăn mực được không?
Bà bầu có ăn mực được không? đầy là thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng hải sản là loại thực phẩm chứa nhiều thủy ngân – chất gây hại cho thai nhi. Vậy liệu bà bầu có ăn mực được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung bài viết sau đây.
Giá trị dinh dưỡng của mực
Theo các nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng có trong 100g mực ống bao gồm:
- Đồng: 1,8mg
- Protein: 15g
- Phốt pho: 213mg
- Kẽm: 1.48mg
- Vitamin B2: 0,389mg
- Vitamin B12: 1,05mcg
- Vitamin C: 3,6mg
- Sắt: 0,86 mg
- Selen: 44mcg
Đây đều là những dưỡng chất cần thiết và tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu có ăn được mực không?
Theo như chúng ta biết đa số các loại hải sản đều chứa thủy ngân – chất làm tăng nguy cơ gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tuy mực được coi là thực phẩm thuộc nhóm hải sản nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng mực lại an toàn cho những phụ nữ mang thai nếu được chế biến kỹ, đúng cách. Bởi mực là một loại hải sản cung cấp protein, axit béo, nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho cơ thể và đặc biệt hàm lượng thủy ngân trong mực lại khá ít (0.024 PPM) không như các loại hải sản như: cá ngừ, cá thu, cá kiếm.
Chính vì vậy trong thời gian mang thai bà bầu không nên bỏ qua loại thực phẩm này. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mỗi tuần không quá 150g mực ống.
Lợi ích của việc bà bầu ăn mực
Với giá trị dinh dưỡng cao có trong mực khi mang thai mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được mực. Một số lợi ích của mực đối với bà bầu như:
Giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi
Thành phần của mực có chứa các loại vitamin B12, A, C và folate. Đây là những chất có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Folate có tác dụng giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh tránh được tổn thương về cột sống và chứng vô sọ ở thai nhi.
Giảm nguy cơ thiếu máu cho bà bầu
Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Hàm lượng sắt và đồng có trong mực giúp tăng khả năng hình thành, tái tạo máu giúp hạn chế được tình trạng thiếu máu ở bà bầu.
Nếu mẹ bầu rơi vào tình trạng thiếu máu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao ảnh hưởng tới quá trình phát triển của em bé trong bụng.
Tốt cho hệ tim mạch
Mực là một loại hải sản giàu vitamin B12 (1,05mcg) có tác dụng làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong cơ thể. Homocysteine nếu dư thừa sẽ khiến thành mạch máu bị hư, hình thành cục máu đông, đau tim, đột quỵ…
Giúp xương chắc khỏe
Như chúng ta đều biết canxi, magie là 2 khoáng chất quan trọng trong sự hình thành xương mà mực là thực phẩm chứa khá nhiều canxi và magie. Do vậy bà bầu ăn mực sẽ giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh, giảm nguy cơ loãng xương.
Tăng miễn dịch cho bà bầu
Vitamin C trong mực có vai trò quan trọng giúp mẹ bầu tăng khả năng miễn dịch đồng thời hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch ở thai nhi.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Khi mang thai sự thay đổi nội tiết tố dễ khiến mẹ bầu bị căng thẳng, mệt mỏi. Hàm lượng vitamin B2 có nhiều trong mực giúp bà bầu giảm được căng thẳng mệt mỏi.
>>> Xem thêm:
Mẹ bầu có nên uống bột sắn dây không?
Những lưu ý khi bà bầu ăn mực
+ Không được ăn mực sống, gỏi mực nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Trước khi ăn mực cần được chế biến kỹ diệt khuẩn, bỏ da và được nấu chín.
+ Hạn chế ăn mực chiên/rán: Trong quá trình chiên rán có thể giá trị dinh dưỡng của mực sẽ bị giảm ngoài ra còn cung cấp một số chất béo bão hòa dễ làm mẹ bầu tăng cân.
+ Mẹ bầu nên chọn cách hấp hoặc xào để chất dinh dưỡng có thể được giữ lại toàn bộ và giúp dễ dàng tiêu hóa.
+ Khi chọn mua mực mẹ bầu nên chọn những loại còn tươi, không mua những con mực có màu sắc nhợt nhạt vì đã bị để lâu.
+ Không nên mua những loại mực được chế biến sẵn vì không có nguồn gốc rõ ràng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
+ Khi bảo quản không nên để lâu ngoài nhiệt độ trời nóng. Tránh việc bỏ từ tủ đông ra ngoài rồi lại bỏ lại tủ. Sự thay đổi nhiệt độ liên tục sẽ làm mực bị hỏng.
+ Những mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng hải sản, có bệnh tim mạch, dạ dày thì cũng không nên ăn mực.
+ Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế ăn mực.
Những món ngon từ mực
1. Mực xào
Nguyên liệu:
- 500g mực ông
- 1 củ hành tây
- 1/2 quả dứa (thơm)
- 1 ít cần tây, hành, tỏi
- Gia vị
Cách làm:
+ Mực rửa sạch, bỏ da sau đó cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
+ Ướp mực với nước mắm, hạt nêm, đường, dầu ăn một lượng vừa ăn. Trộn đều cùng hành, tỏi băm trong 10 phút.
+ Hành tây, dứa, cần tây rửa sạch cắt miếng
+ Cho dầu vào chảo, phi thơm hành băm rồi cho mực vào, xào tới khi mực xăn lại cho dứa vào, cuối cùng là thêm hành tây, cần tây, nêm nếm vừa miệng. Đợi khi hành tây chín thì tắt bếp.
2. Mực hấp
Nguyên liệu: 500g mực ống tươi, 1 củ gừng, ớt, 1 quả chanh, 1 củ hành tây, gia vị
Cách làm:
+ Mực làm sạch, lột da cắt miếng vừa ăn
+ Gừng gọt vỏ, thai chỉ
+ Nguyên liệu còn lại rửa sạch, hành tây thai miếng vừa ăn rồi ngâm vào nước đá để hành bớt hăng, vớt ra để ráo. Ớt thái chỉ
+ Cho mực cùng gừng, ớt, hành tây vào dụng cụ hấp. Tiến hành hấp cách thủy trong 10 phút, không nên hấp quá chín sẽ mất vị ngon ngọt của mực. Sau đó tắt bếp cho mực ra đĩa trang trí tùy sở thích.
+ Món mực hấp sẽ ngon hơn khi được chấm cùng nước mắm chua ngọt.
Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn được mực không? Từ đó các mẹ bầu sẽ thêm những kiến thức cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh.
+ Nguồn tham khảo: Bà bầu ăn mực được không? 5 lợi ích cho sức khỏe mẹ https://songkhoe.medplus.vn/ba-bau-an-muc-duoc-khong-5-loi-ich-cho-suc-khoe-me/ Truy cập ngày: 03/10/2020
- Thai bao nhiêu tuần thì không phá được? [Bác sĩ chuyên khoa tư vấn]
- Thai chưa có phôi có phá được không?
- Thai 6 tuần siêu âm được chưa? Tư vấn của bác sĩ
- Cà phê hòa tan có giảm cân không? Cách uống cà phê giảm cân hiệu quả
- Có thai 3 tháng uống thuốc kháng sinh có sao không?
- Ra máu nhiều sau khi phá thai có sao không? Giải đáp thắc mắc
- Bánh bao bao nhiêu calo? Bánh bao có béo không?
- Bệnh nam khoa khám ở đâu? 5 cơ sở uy tín nhất tại Hà Nội
- Thai 6 tuần dọa sảy: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Ra dịch màu nâu đen cảnh báo bệnh gì?