Lá lốt chữa viêm phụ khoa – Có thật sự tốt?
Lá lốt thường được biết đến là một loại rau gia vị được dùng phổ biến trong các món ăn của người Việt. Nhưng một điều mà không phải ai cũng biết đó là lá lốt còn có rất nhiều công dụng trong đó có chữa viêm phụ khoa. Vậy lá lốt chữa viêm phụ khoa có thật sự tốt? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Tác dụng của lá lốt trong điều trị viêm phụ khoa
Lá lốt là loại cây thân thảo, cao tầm 1m. Tên khoa học là Piper lolot C. DC. Lá lốt có hình trứng rộng, đầu nhọn gốc tim.
Theo đông y lá lốt có vị cay, tính ấm có tác dụng tán hàn, làm ấm bụng, giảm đau, hạ khí. Do đó lá lốt thường được sử dụng trong các trường hợp đau bụng, đau đầu, đau răng, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, tiêu chảy…
Thành phần chính là Ancaloit và tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa.
Hướng dẫn cách chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt
Chuẩn bị:
- 50g lá lốt
- 20g phèn chua
- 40g nghệ tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá lốt rửa sạch với nước muối, vò nát. Nghệ và phèn chua nghiền nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sạch đổ ngập nước, thêm chút muối để tăng hiệu quả.
- Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trong vòng 15 phút rồi tắt bếp. Gạn một bát nước để nguội dùng rửa vùng kín.
- Bước 3: Tiếp tục đun hỗn hợp còn lại sau đó đổ ra chậu nhỏ để xông vùng kín. Lưu ý phải đặt chậu phù hợp tránh trường hợp nóng quá gây bỏng.
- Bước 4: Khi nước xông nguội, dùng nước đó để rửa vùng kín sau đó dùng khăn bông mềm sạch lau khô. Thực hiện 2-3 lần/ tuần để thấy hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa viêm phụ khoa
Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt là một trong những mẹo dân gian được truyền miệng và cũng có rất nhiều chị em áp dụng. Nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lá lốt, nghệ tươi phải được sơ chế trước khi đem sử dụng
- Không dùng nước lá lốt để thụt rửa sâu bên trong âm đạo
- Không thực hiện nhiều lần trong 1 tuần
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Sinh hoạt tình dục điều độ để giảm các triệu chứng viêm phụ khoa.
Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt – có thật sự tốt?
Phương pháp chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt được xem là đơn giản và dễ thực hiện, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên không phải chị em nào khi bị viêm phụ khoa cũng có thể thực hiện theo phương pháp này. Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt thường được sử dụng trong những trường hợp viêm ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên theo các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa cho biết chưa một nghiên cứu nào cho thấy lá lốt có tác dụng trong việc chữa viêm phụ khoa. Do đó chị em không nên tự ý sử dụng vì việc làm này có thể nhiễm trùng dễ dẫn tới làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các bác sỹ khuyến cáo chị em khi thấy những triệu chứng của viêm phụ khoa cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc về điều trị hoặc điều trị theo sự mách bảo của người khác.
Bài viết tham khảo:
Chi phí xét nghiệm tế bào cổ tử cung bao nhiêu tiền? Chi phí thực tế
{ Tổng hợp} 7 địa chỉ điều trị viêm phụ khoa tốt ở Hà Nội
Như vậy với những thông tin chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp chị em hiểu hơn về lá lốt chữa viêm phụ khoa – có thật sự tốt? Để từ đó có những phương pháp phù hợp với bản thân. Nếu còn điều gì chưa hiểu có thể chọn [Chat trực tiếp với bác sĩ] hoặc gọi tới số 083.66.33.399 – 02438.255.599 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tổng kết:
Thành phần chính là Ancaloit và tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa.
Chuẩn bị: 50g lá lốt, 20g phèn chua, 40g nghệ tươi.
Theo các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa cho biết chưa một nghiên cứu nào cho thấy lá lốt có tác dụng trong việc chữa viêm phụ khoa.
- Phá thai bằng thuốc ra máu mấy ngày? Có ảnh hưởng gì không?
- Đốt điện sùi mào gà bao nhiêu tiền? (Chi phí thực tế)
- Thai 4 tuần siêu âm có thấy không?
- Xét nghiệm bệnh lậu hết bao nhiêu tiền? Bảng giá thực tế
- Cách xét nghiệm tinh trùng
- Phá thai bằng thuốc có đau không?
- Phẫu thuật sa tử cung bao nhiêu tiền?
- Phá thai 2 lần liên tiếp có nguy hiểm không ?
- Bao quy đầu nổi mụn nước dấu hiệu bệnh gì?
- Ăn bánh đa có béo không và 1 cái bánh đa bao nhiêu calo?