ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Thành phần dinh dưỡng của mướp là gì? Ăn mướp có tốt không?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Thành phần dinh dưỡng của mướp là gì? Ăn mướp có tốt không?

Mướp là một loại quả dân dã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, vào ngày hè nóng bức, canh mướp là món ăn phổ biến mà nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày của gia đình mình. Vậy thành phần dinh dưỡng của mướp là gì? ăn mướp có tốt không? để trả lời cho vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của quả mướp

Mướp có tên tiếng anh là luffa gourd là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5 – 7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập chung thành chùm dạng thùy, còn các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài khoảng 25 – 30cm hoặc hơn và rộng khoảng 6 – 8 cm, hình trụ thuôn, khi già khô và bên trong có nhiều xơ dai.

Thành phần dinh dưỡng của quả mướp

100g mướp bao nhiêu calo?

Vậy mướp bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu thì trong 1 trái mướp nhỏ (khoảng 100g) có mức năng lượng calo rất thấp, chỉ khoảng 17 calo. Với mức năng lượng này, calo trong mướp đắng còn cao hơn khoảng 25 calo cho 100g mướp đắng.

Như vậy, với một quả mướp lớn vừa ăn có trọng lượng khoảng 300g sẽ cung cấp khoảng 51 calo cho cơ thể. Ngoài ra,  trong mướp còn có chứa 95gr nước, 0,9gr protit, 0,1gr lipid, 3gr glucit, 0,5gr xenluloza, 28mg sắt, 160 mcg beta caroten và rất nhiều vitamin B, C…

Mướp có chất gì?

Theo các chuyên gia thì quả mướp chứa chất đắng, chất nhầy saponin mangan xylan, galactan, lignin, mỡ, protein. Trong quả tươi có nhiều choline phytin, các gốc acid amin tự do như: lysin, arginin, acid aspartic, glycin; threonin,…. Còn trong hạt mướp có chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thủy phân cho acid oleanolic và một sapogenin trung tính, còn có một saponin khác.

Ngoài ra, trong quả mướp có chứa nhiều nước và các dưỡng chất như: chất xơ, riboflavin, đồng, thiamin, sắt và magie; protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, phốt pho, beta-caroten và vitamin B1, B6, B2, C,…

Ăn mướp có giảm cân không?

Như đã nói ở trên thì trong 100g mướp chỉ có chứa 17 calo, lượng calo này rất thấp so với lượng calo mà cơ thể cần cho một bữa ăn (667 calo). Do đó, với câu hỏi ăn mướp có giảm cân không? câu trả lời chắc chắn là có.

Ăn mướp có giảm cân không

Bên cạnh đó, không chỉ có chứa lượng calo thấp mà trong mướp còn chứa một lượng lớn chất xơ, các vitamin : B6, B2,B6, C, canxi, xenlulo, nhiều nước giúp hỗ trợ giảm cân rất tốt. Ngoài ra, lượng vitamin B, C còn giúp chống chống oxy hóa, có khả năng làm chậm sự hình thành melanin giúp cơ thể kiểm soát được cân nặng, vóc dáng, nhất là vitamin khả năng làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể.

Ăn mướp nhiều có béo không?

Với câu hỏi này thì đáp án vẫn là không. Bỏi với hàm lượng calo vô cùng thấp nên cho dù trong một bữa ăn bạn ăn đến 500g mướp cũng không béo. Theo đó, để tránh ngán, các bạn có thể chế biến mướp thành nhiều món ăn khác nhau như: Xào, luộc, nấu canh, hấp,….

Nhưng để làm tăng hiệu quả giảm cân từ việc ăn mướp thì các bạn nên kết hợp cho mình một chế độ ăn uống khoa học và chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý để có sức khỏe tốt và vóc dáng cân đối.

Ăn mướp có tốt không?

Như đã biết thì thành phần dinh dưỡng của mướp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, do đó với câu hỏi ăn mướp có tốt không? câu trả lời là có. Theo đó, khi bạn bổ sung mướp vào trong thực đơn ăn uống của mình sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

+ Giúp phòng ngừa các bệnh về mắt: Nhờ có hàm lượng vitamin A cao nên mướp có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các vấn đề về mắt.

+ Trị hen, khó thở: Dùng quả non thái mỏng, sao vàng, sắc uống có tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.

+ Trị viêm xoang: Các bạn chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.

+ Tốt cho tim mạch: Do có chứa lượng vitamin A cao nên ăn mướp sẽ giúp bạn giảm đáng kể lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

+ Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Hàm lượng mangan có trong mướp có tác dụng giúp sản xuất các enzyme tiêu hoá hữu ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng mangan có thể thúc đẩy tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

+ Ngăn ngừa đau cơ: Lý do là bởi lượng kali trong mướp có khả năng ổn định chất lỏng và làm giãn cơ.

Ăn mướp có tốt không

+ Giảm viêm khớp: Hàm lượng đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu hiệu để làm dịu độ cứng và đau do viêm khớp gây nên.

+ Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Lượng Vitamin B6 có trong mướp có tác dụng giúp sản xuất hemoglobin trong máu để mang oxy đến tất cả các tế bào và máu.

+ Làm đẹp da: Lượng vitamin C trong mướp có thể giảm tình trạng khô da, nếp nhăn và ngăn ngừa lão hoá từ sớm. Bên cạnh đó, vitamin C còn có vai trò quan trọng trong sản xuất protein để tái tạo cơ bắp, da, mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.

+ Làm giảm chứng đau nửa đầu: Do có chứa nhiều magie, nên mướp rất hữu ích trong việc cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Từ đó giúp làm giảm chứng đau nửa đầu.

+ Tốt cho não bộ: Trong mướp có một nguồn dồi dào chất sắt, nhờ đó giúp cải thiện não bộ.

Xơ mướp có tác dụng gì?

Xơ mướp chính là phần lõi của quả mướp. Khi quả mướp già và khô đi, bóc vỏ để lấy hạt làm giống, phần còn lại sẽ là xơ mướp. Xơ mướp vị ngọt tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng. Xơ mướp chủ yếu điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, co thắt cơ, tắc tia sữa, ho do phế nhiệt, cổ trướng phù nề, mụn nhọt sưng tấy, viêm vú, bệnh eczema, cầm máu,…

Không những thế, Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, xơ mướp còn có tác dụng như thuốc giảm đau, chống viêm sưng, giúp an thần, hạ lipid trong máu,… Ngoài ra, bên cạnh những tác dụng trong việc chữa trị bệnh, trong cuộc sống hàng ngày thì xơ mướp còn được sử dụng là miếng rửa chén, bông tắm, lót giày, túi, nón và chậu hoa,….

Mướp có nóng không?

Theo Đông y, quả mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Thế nên, mướp không hề gây nóng cho cơ thể của chúng ta. Không những vậy, ăn mướp còn có tác dụng điều kinh, nhuận da, thông kinh lạc, hành huyết mạch và lợi tiểu, hóa đàm, trừ thấp, tiêu viêm, cầm máu. Chữa táo bón, nóng nhiệt, viêm họng, ho đàm, mụn nhọt, tăng sữa… Xơ mướp tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, thông kinh, giải độc, giảm đau, cầm máu,…..

Bầu ăn mướp có sao không?

Theo các chuyên gia thì mướp là một loại quả rất thích hợp cho bà bầu. Đặc biệt, khi mang bầu thân nhiệt của bà bầu sẽ cao hơn người bình thường nên ăn mướp sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, mướp còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi.

Bầu ăn mướp có sao không

Vì vậy, ngoài tác dụng giúp giải nhiệt, mướp còn đem lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu như:

  • Giúp tăng cường sức đề kháng
  • Bổ sung vitamin B
  • Tốt cho tuyến sữa
  • Giúp làm giảm sưng phù chân
  • Cung cấp dinh dưỡng cho thai kỳ

Như vậy với câu hỏi bà bầu ăn mướp có sao không? câu trả lời là không. Ngược lại còn đem lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bà bầu lạm dụng món ăn này. Theo đó, bà bầu chỉ nên ăn mướp khoảng 3 lần/tuần, đồng thời khi ăn cần phải lưu ý không ăn mướp khi hệ tiêu hóa không tốt. Đặc biệt đối với những người bị tiêu chảy hay tỳ vị không chịu được tính “hàn”. Nên lựa chọn mướp non hoặc vừa phải và hạn chế nấu mướp quá lâu, điều đó làm mướp mất chất.

CÓ THỂ BẠN MUỐN TÌM HIỂU

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề thành phần dinh dưỡng của mướp? ăn mướp có tốt không. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc có được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn sức khỏe!

Nguồn tham khảo: Thành phần của quả mướp là gì? Có tốt không? https://chiembaomothay.com/2020/09/thanh-phan-cua-qua-muop-la-gi-co-tot-khong-thuoc-loai-qua-gi.html Truy cập ngày: 11/12/2020

11 tháng 12, 2020 - 268 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế