Xét nghiệm phụ khoa | Những điều chị em nên biết
Hiện nay, theo thống kê nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới ngày càng tăng cao, tỷ lệ chị em mắc ung thư vùng kín, ung thử cổ tử cung, ung thư âm đạo,.. cũng đang ở con số đáng báo động. Chính vì vậy việc thăm khám và xét nghiệm phụ khoa là việc làm rất quan trọng và cần thiết với chị em phụ nữ.. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khám phụ khoa là gì?
Theo bác sĩ CKI sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân hiện đang công tác tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết:
“Khám phụ khoa là một hình thức thăm khám và kiểm tra cơ quan sinh dục của nữ giới. Cơ quan sinh dục nữ giới gồm cơ quan sinh dục trên và cơ quan sinh dục dưới. Trong đó:
- Cơ quan sinh dục trên: tử cung, buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng
- Cơ quan sinh dục dưới: âm đạo, âm hộ, cổ tử cung”.
Các loại xét nghiệm phụ khoa cần biết
Sau khi thực hiện khám lâm sàng các bác sỹ sẽ chỉ định những xét nghiệm phụ khoa phụ hợp với từng người bệnh để đưa ra những kết quả chính xác về tình hình sức khỏe sau đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại xét nghiệm phụ khoa đó là:
1. Xét nghiệm Pap smear
Là một xét nghiệm nhằm mục đích tầm soát ung thư cổ tử cung cho chị em phụ nữ. Thông qua xét nghiệm Pap, bác sĩ có thể quan sát thấy những thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, từ đó dự báo nguy cơ ung thư cổ tử cung một cách chính xác nhất. Chị em phụ nữ từ 21 đến 69 tuổi nên thực hiện 3 năm 1 lần để đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: Xét nghiệm pap là gì? Địa chỉ xét nghiệm uy tín ở Hà Nội
2. Siêu âm tuyến vú
Thông qua những hình ảnh chi tiết bên trong vú, các bác sỹ có thể phát hiện những bất thường ở tuyến vú như u, hạch, ung thư vú. Phụ nữ nên siêu âm tuyến vú mỗi năm 1 lần, cho tới 75 tuổi.
3. Siêu âm đầu dò âm đạo
Siêu âm đầu dò âm đạo là kĩ thuật được thực hiện với đầu dò siêu âm chuyên dụng cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần trong tiểu khung giúp phát hiện và chẩn đoán các bất thường ở tử cung và phần phụ.
4. Soi cổ tử cung
Xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra và tìm kiếm những tổn thương ở cổ tử cung thông qua quá trình soi cổ tử cung bằng những thiết bị y tế chuyên dụng.
5. Xét nghiệm CA-125
Xét nghiệm này dùng để đo mức độ protein CA 125 (kháng nguyên ung thư 125) trong máu của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm CA-125, nhờ đó giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
6. Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm nội tiết tố với 5 chỉ số nội tiết bao gồm Estradiol, Progesterol, Prolactin, FSH, và LH giúp tiên lượng khả năng sinh sản.
Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả?
Một số lưu ý khi đi khám và xét nghiệm phụ khoa
Việc thăm khám phụ khoa là cả một quá trình bao gồm nhiều công việc chính vì vậy các bạn khi đi thăm khám phụ khoa cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để quá trình đó diễn ra hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm để chị em có thể biết lựa chọn những thời điểm phù hợp để đi khám và xét nghiệm phụ khoa:
- Không đi khám trong thời gian bị kinh nguyệt
- Trước khi đi khám không nên quan hệ hoặc dùng thuốc đặt âm đạo ít nhất 2 ngày
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu âm đạo
- Không sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống có ga…
- Nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái để tiện trong quá trình thăm khám
- Nếu chị em đi khám vào buổi sáng nên nhịn ăn sáng và uống nước để bù
Như vậy có thể thấy việc thăm khám và xét nghiệm phụ khoa là vô cùng cần thiết với chị em . Các chuyên gia khuyến cáo thời điểm thích hợp nhất để thực hiện khám phụ khoa là trước khi chị em bắt đầu quan hệ tình dục hoặc bắt đầu khám từ năm 21 tuổi. Và nên khám định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc ít nhất 1 năm 1 lần.
Điều này không những bảo vệ sức khỏe cho chị em mà còn giúp phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư vú, nguy cơ vô sinh hiếm muộn… gây đe dọa đến tính mạng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về các phương pháp xét nghiệm phụ khoa . Hy vọng giúp ích được chị em.
Nếu còn điều gì chưa hiểu các bạn có thể gọi tới số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được bác sỹ tư vấn, giải đáp và đặt lịch khám miễn phí.
Kết Luận:
Khám phụ khoa là một hình thức thăm khám và kiểm tra cơ quan sinh dục của nữ giới.
Các loại xét nghiệm phụ khoa: Xét nghiệm Pap smear, Siêu âm tuyến vú, Siêu âm đầu dò âm đạo, Soi cổ tử cung, Xét nghiệm CA-125, Xét nghiệm nội tiết
- Thai chưa vào tử cung có phá được không?
- [Hướng dẫn] Cách dùng thuốc phá thai an toàn
- [Bật Mí] Các phương pháp phá thai an toàn
- Biểu hiện của viêm lộ tuyến theo từng cấp độ bệnh
- Phá thai bằng thuốc dùng cho tuổi thai nào? (Hướng dẫn và tư vấn)
- Có nên phá thai bằng thuốc không? Chuyên gia tư vấn
- Thai 8 tuần chưa có tim thai có sao không?
- Đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
- Làm thế nào khi nạo hút thai còn sót? [Tư vấn chuyên gia]
- Phá thai bằng thuốc bị rong kinh có sao không?