ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Bà bầu có kiêng ăn hải sản không? Những loại bà bầu không nên ăn
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Bà bầu có kiêng ăn hải sản không?

Bà bầu có kiêng ăn hải sản không? là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi trong thời gian mang thai bên cạnh việc thực hiện thăm khám thai thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi chỉ cần 1 sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu có kiêng ăn hải sản không?

Giá trị dinh dưỡng từ hải sản

Như chúng ta đã biết, hải sản rất đa dạng và phong phú về thể loại, hải sản là các loại sinh vật động vật sống ở biển như: các loài cá (cá thu, cá cơm, cá mú, cá sủ, cá đuối, cá trích, cá chim…) hay các loài động vật thân mềm( bạch tuộc, mực, bóng), các loài động vật vỏ cứng( ngao, sò, tu hài, điệp cơ…) và các loài động vật có vỏ giáp sát( tôm hùm, cua, ghẹ…).

Giá trị dinh dưỡng từ hải sản

Theo các chuyên gia thì hải sản là một loại thực phẩm giàu cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào bao gồm: axit béo omega 3, protein, các vitamin nhóm B cùng vô vàn khoáng chất như canxi, kẽm, selen, sắt,…. Tuy nhiên mỗi loài lại mang giá trị dinh dưỡng khác nhau.

Ví dụ như chất sắt, vitamin B12 có nhiều trong các loài cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ. Các chất như Protid, lipid, vitamin P1, P2 có nhiều trong mực. Hoặc Chất kẽm: có nhiều trong sò, sao biển , rong biển, trai… Còn trong tôm lại giàu protein và các vitamin, khoáng chất như vitamin E, kali, kẽm, phốt pho, đồng,…. và mực chứa nhiều protid, chất béo, các loại axit amin, đường,…

Do đó, việc ăn hải sản sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như:

  • Giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Tốt cho xương khớp
  • Tăng cường trí óc
  • Duy trì thị lực
  • Chống trầm cảm
  • Tốt cho phụ nữ mang thai
  • Cải thiện chức năng hệ miễn dịch và làm đẹp da
  • ,…

Chính vì vậy, một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại hải sản có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Với phụ nữ và đặc biệt là trẻ em, cần đưa hải sản vào thực đơn hàng ngày vì chúng mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng. Vậy với bà bầu thì sao? bà bầu có kiêng ăn hải sản không? mời các mẹ bầu hãy cùng tham khảo ở phần tiếp theo.

Bà bầu có kiêng ăn hải sản không?

Mặc dù nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng bà bầu nên hạn chế ăn hải sản do lo ngại lượng thuỷ ngân có trong một số loại hải sản sống trong vùng ô nhiễm. Nhưng hải sản lại là một nguồn cung cấp dồi dào Omega-3, protein và các vitamin nhóm B cùng vô vàn khoáng chất như canxi, kẽm, selen, sắt,…. Đây đều là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu bổ sung hải sản đúng cách sẽ mang đến nhiều nhiều lợi ích cho sức khỏe và thai nhi như:

  • Bà bầu ăn hải sản (nhất là cá) trong 3 tháng đầu giúp làm giảm nguy cơ sinh non.
  • Bà bầu ăn hải sản còn giúp tăng trí thông minh cho trẻ, thậm chí nếu không bổ sung cá vào thực đơn khi mang thai sẽ làm chậm quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
  • Hải sản giúp cung cấp omega-3 giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh và làm nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Bà bầu có kiêng ăn hải sản không
  • Hải sản giúp cung cấp vitamin B6 tốt cho sức khỏe cơ bắp, da và máu của bà bầu.
  • Hải sản giúp bổ sung canxi, tốt cho xương, đồng thời còn làm giảm chứng hoa mắt chóng mặt và thiếu máu.
  • Hải sản giúp cung cấp vitamin B12 – dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.

Như vậy, với câu hỏi có kiêng ăn hải sản không? câu trả lời là không. Nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng bà bầu ăn hải sản sẽ sinh ra con thông minh hơn và có kỹ năng phát triển tốt hơn so với những bà bầu không ăn hải sản.

Những loại hải sản mẹ bầu không nên ăn?

Mặc dù hải sản rất tốt cho bà bầu và thai nhi, thế nhưng không phải loại nào cũng tốt. Bởi trong một số loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể đem lại nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn. Hàm lượng cao thủy ngân có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh của trẻ.

Loại cá càng già, càng lớn, thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan  Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị rằng trong thời gian mang thai bà bầu cần tránh ăn những loại hải sản có chứa thủy ngân cao như: cá ngừ, cá kình, cá kiếm, cá nhám, cá mập, cá thu,….

Thay vào đó, các bà bầu nên lựa chọn các loại hải sản như: tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, hàu, mực; sò điệp, cá tuyết, cá da trơn, cua,… Vì đây là những loại hải sản được kiểm định là có chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ và không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Hải sản có chứa nhiều thủy ngân gây hại gì cho thai nhi?

Thủy ngân là một chất xuất hiện tự nhiên và không gây hại cho con người nếu hàm lượng hấp thụ vào cơ thể ở mức thấp, tuy nhiên việc ăn quá nhiều hải sản có chứa nhiều thủy ngân sẽ dẫn tới ngộ độc. Theo các chuyên gia nghiên cứu, lượng lớn thủy ngân đi vào cơ thể sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, da, phổi,…

Hải sản có chứa nhiều thủy ngân gây hại gì cho thai nhi

Đặc biệt, các bác sĩ lưu ý nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ nhỏ và thai nhi. Trẻ em có thể bị thương tật thần kinh vĩnh viễn, còn đối với mẹ bầu lượng thủy ngân từ hải sản ngấm vào mạch máu của mẹ, chuyển vào bào thai một cách tự nhiên và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Lượng thủy ngân trong máu của mẹ bầu tăng cao có thể khiến tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh và gây ra tổn thương hệ thần kinh của thai nhi, làm trẻ chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, mù, điếc, tổn thương thận và chậm phát triển trí não,….

Như vậy, có thể thấy, thủy ngân sau khi vào trong cơ thể bà bầu sẽ phá hủy hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi, ảnh hưởng tới nhận thức và nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, các bà cần hết sức cẩn thận khi ăn hải sản. Nên lựa chọn những loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân thấp và áp dụng cách chế biến hợp lý.

Mẹ bầu ăn hải sản như thế nào cho hợp lý?

Cũng theo các chuyên gia thì có một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh chỉ ra rằng phụ nữ mang thai ăn hải sản trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân. Thế nhưng, vẫn có nhiều khuyến cáo về việc ăn hải sản đối với phụ nữ mang thai, mặc dù là một thực phẩm thực sự cần thiết đối với thai phụ.

Vậy nên, để bổ sung hải sản một cách hợp lý, mẹ bầu nên chú ý một số vấn đề sau khi bổ sung thực phẩm này trong chế độ ăn:

  • Mẹ bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá nước ngọt, ốc… và một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu như: sò, tôm, cá mòi, trai…
  • Mẹ chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản/1 tuần.
  • Chọn những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân như: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ (nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp)
  • Các loại hải sản cần phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến và cần được nấu chín trên 1000 độ C.
  • Mẹ không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Vì nếu có thể mje nạp quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho thai nhi.
  • Khi ăn hải sản, bà bầu cũng cần chú ý không nên ăn hải sản chế biến sống như gỏi cá, sashimi, sushi.. vì chúng có chứa vi khuẩn salmonella và vibrio vulnificus gây ngộ độc với các triệu chứng: nôn, tiêu chảy, đau bụng…
  • Cần chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng. Mẹ bầu không nên mua những loại cá (tôm, cua…) đã được chế biến sẵn vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Nên chọn các loại hải sản tươi vì khi hải sản đã chết sẽ bị vi khuẩn xâm nhập rất nhanh và làm biến chất, tạo ra các độc tố đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng khác của bà bầu

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng khác của bà bầu

Trong thời gian mang thai nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn mức bình thường, vì lúc này ngoài việc cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của mẹ, sự tăng về khối lượng của tử cung, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Do đó, để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng thì trong thời gian mang thai, ngoài 3 bữa chính, mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn thêm từ 2 đến 3 bữa phụ nhỏ mỗi ngày, tuyệt đối không được bỏ bữa.

Trong chế độ ăn uống để bổ sung các chất dinh dưỡng, bà bầu phải đặc biệt lưu ý bổ sung những dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: Sắt, Acid folic, Canxi, Kẽm, Iot, Vitamin A, B, C… và những dưỡng chất giúp phát triển não của thai nhi như DHA nếu được bổ sung hàng ngày 1 lượng gần 80mg cũng tương đương với 1 lượng thức ăn lớn như 8 con tôm to, gần 4 quả trứng ngỗng hay 120g cá hồi.

Nhưng theo các chuyên gia thì trên thực tế, khẩu phần ăn hàng ngày thường không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người mẹ. Vậy nên, ngoài việc bổ sung qua các món ăn mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt các vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng bằng cách uống các loại viên uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp sức khỏe cho người mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Việc bổ sung này được khuyến cáo nên bắt đầu sớm thậm chí trước khi có thai 3 tháng và kéo dài kể cả sau khi sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì trước khi bổ sung các loại viên uống này mẹ nên tham khảo y kiến của bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm:

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề bà bầu có kiêng ăn hải sản không? ở bài viết trên đây đã cung cấp được cho các bà bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Đồng thời biết được những loại hải sản nào nên ăn và không nên ăn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

25 tháng 11, 2020 - 249 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế