Bà bầu ăn trứng ngỗng – Tư vấn dinh dưỡng
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa trong thời gian mang thai bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé khi sinh ra sẽ thông minh hơn. Vậy thực hư điều này như thế nào? Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể.
Dinh dưỡng từ trứng ngỗng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thông thường trứng ngỗng sẽ có trọng lượng từ 150 – 200g to hơn rất nhiều so với những loại trứng gà, vịt. Trong 100g trứng ngỗng sẽ có những thành phần dinh dưỡng như:
- 13g protein
- 14,2g lipid
- 360mcg vitamin A
- 3,2 mg sắt
- 0,15mg vitamin B1
- 0,3mg vitamin B2
- 71mg canxi, 210 mg phốt-pho
- 0,1mg vitamin PP
Đây đều là những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?
Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu nếu là con trai ăn 7 quả, con gái thì ăn 9 quả sẽ giúp con thông minh và khỏe mạnh. Tuy nhiên điều này chỉ mang yếu tố tinh thần chứ cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định cho lợi ích này của trứng ngỗng.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh hàm lượng protein trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà 13,5 %. Ngoài ra những dưỡng chất khác thì lại không thể bằng trứng gà. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chị em có thể bổ sung protein trong thực đơn hàng ngày bằng việc sử dụng trứng gà sẽ tốt hơn so với trứng ngỗng. Bởi vì trong trứng ngỗng có hàm lượng lipid và cholesterol cao hơn trứng gà dễ khiến mẹ bầu bị thừa cân, có thể gây hại cho mẹ bầu bị cao huyết áp hay bệnh tim mạch.
Chính vì vậy câu trả lời cho thắc mắc ” bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?” đó là bà bầu vẫn có thể chọn lựa trứng ngỗng để góp phần đa dạng hơn về thực đơn bữa ăn nhưng chú ý không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.
Thay vì ăn nhiều trứng ngỗng mẹ có thể bổ sung thêm nhiều những loại rau củ và những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?
Trứng ngỗng có vị béo, và chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng:
+ Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh: Hàm lượng vitamin A,D,E cùng với những khoáng chất cần thiết cho bà bầu như sắt, kali, photpho, các axit amin có trong trứng ngỗng giúp bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi đồng thời ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
+ Hỗ trợ sự phát triển trí não cho thai nhi: Lòng đỏ của trứng ngỗng có chứa hơn nửa lecithin trong thành phần dinh dưỡng – đây là chất có lợi cho não bộ và mô thần kinh. Chính vì vậy mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp hỗ trợ phát triển trí não cho em bé.
+ Tác dụng với trí nhớ mẹ bầu: Với những mẹ bầu có cảm giác khó chịu hoặc trí nhớ giảm sút trong thời kỳ mang thai có thể ăn sáng với trứng ngỗng sẽ giúp cải thiện vấn đề này bởi dưỡng chất lecithin trong trứng ngỗng rất tốt cho não bộ.
+ Ngăn ngừa cảm lạnh: Điểm cộng của loại trứng này đó là giúp mẹ bầu ngăn ngừa được các bệnh vặt thông thường trong điều kiện thời tiết thay đổi như cảm lạnh.
Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào?
Tuy ăn trứng ngỗng không hề nhiều tác dụng như quan niệm ông cha ta từ xưa nhưng mẹ bầu khi mang thai vẫn có thể ăn trứng ngỗng. Vậy bà bầu nên ăn trứng ngỗng khi nào? Theo các chuyên gia mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi bởi trong thời gian 3 tháng đầu thai nhi mới được hình thành chưa ổn định. Hơn nữa đây là giai đoạn nhiều mẹ gặp phải tình trạng ốm nghén sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, khó có thể chịu được vị tanh của loại trứng này, nghiêm trọng hơn còn dễ bị nôn ói và đau đầu. Trứng ngỗng còn gây khó tiêu vì chứa nhiều cholesterol và lipid không thích hợp.
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia đã khẳng định rằng trứng ngỗng chỉ nên coi là một phần của chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Các mẹ bầu không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này vì có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn mà cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Thành phần đạm trong trứng ngỗng cao nên mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 1 -2 quả/ tuần, mỗi lần 1 quả.
Cách luộc trứng ngỗng an toàn cho bà bầu
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn đảm bảo quy tắc an toàn thực phẩm, luôn ăn chín, uống sôi. Những mẹ thích ăn trứng lòng đào cũng không nên ăn khi mang thai. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hại cho thai nhi.
Để đảm bảo an toàn, trước khi ăn bạn nên rửa thật sạch trứng. Đổ nước lạnh vào nồi. bỏ trứng vào cùng cho lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, cho thêm 1 chút muối (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng). Luộc trứng trong khoảng 13 – 15 phút để đảm bảo trứng chín kỹ.
Lưu ý: Không nên ngâm nước lã sau khi trứng chín. Đây là việc làm thiếu vệ sinh bởi nước lã chứa rất nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng.
Bà bầu ăn gì để cho khỏe mạnh, thông minh
Để con sinh ra khỏe mạnh, thông minh chế độ dinh dưỡng ăn uống đầy đủ khoa học luôn là vấn đề quan trọng. Theo đó mẹ bầu trong thời gian mang thai cần bổ sung đầy đủ những vitamin và khoáng chất cần thiết:
Axit folic
Bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai sẽ giúp hạn chế được dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như: cải bó xôi, bí ngòi, các loại đỗ…
Sắt
Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu. Thiếu máu dẫn đến sinh non, con sinh ra nhẹ cân. Chất sắt giúp bà bầu hạn chế tình trạng này. Mẹ bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm: thịt bò, heo, gà, cải bó xôi…
Canxi
Canxi- khoáng chất cần thiết không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai. Canxi giúp hệ xương và răng của bé phát triển khỏe mạnh. Thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua biển, tảo biển, chuối, sữa chua…
Vitamin C
Ngoài những khoáng chất trên mẹ bầu nên bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dich, hỗ trợ việc hấp thu chất sắt tối đa. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các thực phẩm như: trái cây họ cam, ổi, ớt chuông…
Thực phẩm nhiều omega 3
Omega 3 giữ một vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển trí não của bé. Các loại thực phẩm giàu omega 3: cá hồi, cá ngừ, đậu phụ, các hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân…
Khuyến cáo: Tuyệt đối phụ nữ khi mang thai không được sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn. Việc mẹ bầu sử dụng chất kích thích quá liều sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non và nhiều biến chứng nguy hiểm trong 40 tuần của thai kỳ.
Nói chung trứng ngỗng không phải là lựa chọn tối ưu nhất để thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi vậy việc bà bầu ăn trứng ngỗng có thể xem như là lựa chọn để thay đổi thực đơn mỗi bữa ăn.
Hy vọng với những chia sẻ trên mẹ có thêm những kiến thức bổ ích để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi một cách tốt nhất.
+ Bạn có thể quan tâm:
+ Nguồn tham khảo: Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì? Nên ăn vào tháng thứ mấy thai kỳ? https://ngonaz.com/ba-bau-an-trung-ngong/ Truy cập ngày: 2/11/2020
- Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu?
- Phá thai 2 tháng bao nhiêu tiền? [Bảng giá thực tế]
- 100g rong biển sấy khô bao nhiêu calo? ăn rong biển có mập không?
- Natizio giá bao nhiêu? Công dụng, liều lượng, cách dùng như thế nào?
- 1 miếng phô mai con bò cười bao nhiêu calo? có béo không?
- Bà bầu có kiêng ăn hải sản không?
- Khám màng trinh ở đâu? 5 địa chỉ uy tín ở Hà Nội
- Tiểu nhiều lần là thận tốt hay xấu? [Chuyên gia giải đáp]
- Khâu tầng sinh môn có dùng thuốc tê không? [Thắc mắc]
- Có thai 5 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?