Thai 4 tuần siêu âm có thấy không?
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp nữ giới phát hiện thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp này, đặc biệt là khi thai còn quá nhỏ. Để biết thai 4 tuần phát triển như thế nào, thai 4 tuần siêu âm có thấy không, mẹ bầu nên chăm sóc như thế nào khi thai được 4 tuần tuổi, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Đặc điểm và sự phát triển của thai nhi 4 tuần?
Thai 4 tuần có kích thước khoảng 2mm, nhỏ bằng hạt mè và chưa có hình dạng nhất định. Phôi thai cấu tạo gồm 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì.
- Ngoại bì: Đây là lớp ngoài cùng, hình thành nên hệ thần kinh, tóc, da, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé.
- Trung bì: Được gọi là mesoderm, hình thành nên tim, cơ quan sinh dục, xương, thận và cơ bắp cho bé.
- Nội bì: Được gọi là endoderm, hình thành hệ tiêu hóa, gan và phổi cho bé.
Tim thai bắt đầu phân chia thành các ngăn, đập và bơm máu. Nhau thai và dây rốn hoạt động, cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho bé. Màng ối chứa đầy nước ối bao quanh tạo thành “lớp đệm” bảo vệ phôi thai và sự phát triển cho bé. Túi noãn hoàng tạo máu và nuôi dưỡng phôi thai tới khi nhau thai đảm đương được nhiệm vụ.
Thai 4 tuần còn khá non nớt. Nếu mẹ hoạt động mạnh trong thời gian này, rất dễ bị động thai.
Dấu hiệu khi mang thai 4 tuần
Thai 4 tuần còn nhỏ, bụng chưa to nên mẹ bầu không thể nhận biết bản thân đang mang thai nếu chỉ dựa vào kích thước vùng bụng. Tuy nhiên, khi mang thai 4 tuần, mẹ bầu có thể cảm nhận một số thay đổi khác trên cơ thể như:
- Ngực sưng đau: Ngực của nữ giới thường sẽ đau, sưng, nặng nề và nhạy cảm hơn chỉ sau 1-2 tuần thụ thai thành công. Nguyên nhân là do sự tăng lên của hormone estrogen và progesteron trong cơ thể.
- Ốm nghén: Ốm nghén có thể xuất hiện sớm kể từ sau khi thụ thai khoảng 2 tuần. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của hormone progesteron trong cơ thể khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn tới buồn nôn, nôn, đôi khi còn táo bón, khó tiêu.
- Đi tiểu thường xuyên: Sau khi mang thai, dòng máu trong cơ thể mẹ sẽ làm việc nhiều hơ khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.
- Mệt mỏi: Progesterone khiến mẹ tăng nhiệt độ cơ thể, thiếu năng lượng và trở nên mệt mỏi. Mẹ thường xuyên mệt mỏi nhiều hơn trong những tuần đầu của thai kỳ do cơ thể luôn phải làm việc 24/7 để nuôi dưỡng thai nhi
- Thay đổi khẩu vị: Nhiều mẹ bầu không còn thích những món khoái khẩu cũ, họ có thể ăn những món kỳ lạ hoặc trước đó chưa từng ăn bao giờ.
- Tâm trạng thất thường: Sự thay đổi của hormone trong cơ thể khiến tâm trạng mẹ trở nên thất thường, dễ xúc động và nhạy cảm hơn.
Ngoài ra, nếu thai 4 tuần đã vào tử cung, mẹ bầu còn thấy:
- Chậm kinh: Sau khi phôi thai hoàn tất việc làm tổ trong buồng tử cung, cơ thể mẹ bầu sẽ bắt đầu sản sinh ra hormone hCG giúp duy trì thai kỳ và làm buồng trứng giảm tích trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến chậm kinh.
- Máu báo thai: Khoảng 25-30% mẹ bầu xuất hiện máu báo thai. Máu báo thai xảy ra do phôi thai bám vào niêm mạc của tử cung để làm tổ làm đứt một số mạch máu. Máu báo thai có màu hồng, đỏ hoặc nâu, ra ít, dính trên đáy quần lót hoặc lau khăn, thấm giấy mới thấy, kéo dài lâu nhất 3 ngày.
Thai 4 tuần siêu âm có thấy không?
Siêu âm thai là một kỹ thuật y tế hiện đại giúp mẹ bầu phát hiện thai, xác định tuổi thai, kích thước thai, vị trí thai, giới tính thai, dị tật bất thường ở thai… từ đó biết cách chăm sóc bản thân cho hợp lý giúp thai phát triển một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, thai 4 tuần còn quá nhỏ, có thể chưa vào tử cung hoặc chỉ mới di chuyển vào tử cung nên siêu âm khó có thể thấy thai được.
Có nên đi siêu âm 4 tuần không?
Ngay sau khi trễ kinh 2 tuần đồng thời thử que thử thai xuất hiện 2 vạch, mẹ bầu có thể đi khám thai. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe cho mẹ bầu đồng thời yêu cầu mẹ làm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… để phát hiện sự tồn tại của thai nhi trong bụng, chưa cần siêu âm.
Mẹ bầu chỉ nên siêu âm thai sau khi trễ kinh 5 tuần trở đi (tức thai khoảng 9 tuần tuổi hoặc hơn) để cho kết quả chính xác nhất đồng thời tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Địa chỉ siêu âm và khám thai
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội) là địa chỉ Sản phụ khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội mà mẹ bầu có thể tin tưởng tìm đến khi cần khám thai, siêu âm thai, chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Do ra đời và phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn” nên toàn bộ máy móc, trang thiết bị tại phòng khám vô cùng hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển hàng đầu trên thế giới như Anh, Đức, Mỹ, Nhật… Tất cả được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng vô khuẩn hàng ngày theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất mỗi khi sử dụng.
- Thủ tục nhanh gọn, không mất công chờ đợi lâu.
- Có thể đặt hẹn trước với bác sĩ mà mình mong muốn.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tâm.
- Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng phù hợp theo quy định của Bộ Y tế.
Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Lời khuyên của các chuyên gia
Khi thai được 4 tuần tuổi, mẹ cần chú ý:
- Bổ sung axit folic để giúp thai phát triển não và cột sống, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Axit folic có nhiều trong một số thực phẩm như bơ, ngũ cốc, bánh mì, nước cam, các loại đậu, rau có màu xanh đậm…
- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày và dự trữ thêm đồ ăn vặt trong túi như nước, bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, hoa quả sấy khô… Chúng vừa giúp mẹ tiếp thêm năng lượng mỗi khi mệt mỏi vừa đối phó với cơn buồn nôn hiệu quả.
- Tránh các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu, bia, các chất kích thích.
- Tăng cường thể dục mỗi ngày bằng các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là sau khi vệ sinh. Khi vệ sinh tránh thụt rửa sâu, chà xát mạnh, ngâm rửa vùng kín hay lạm dụng xà phòng, sữa tắm, dung dịch tẩy rửa.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, làm việc nặng.
- Không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Chủ động khám thai định kỳ hoặc khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Thai 4 tuần siêu âm có thấy không, khi nào thì nên siêu âm, siêu âm ở đâu cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi tới số (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi, hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn miễn phí.
- Nên Khám Phụ Khoa Ở Đâu Hà Nội? [Kinh Nghiệm]
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi được không? [Chuyên gia giải đáp]
- Phá thai 5 tuần mất bao nhiêu tiền? Bảng giá thực tế
- Phá thai bằng thuốc nhưng không ra máu có sao không?
- 100g hạt đác bao nhiêu calo? ăn hạt đác có mập không?
- Khám khả năng sinh sản ở đâu? Review chi tiết
- Bà bầu uống nước gừng được không? [Tư vấn bác sĩ]
- Cắt bao quy đầu ăn trứng được không?
- Ăn đậu đen có béo không? Đậu đen có tác dụng gì?
- Chi phí hút thai hết bao nhiêu? [ Bảng giá thực tế ]