Phải làm sao khi có thai 4 tuần bị ra máu nâu?
Có thai 4 tuần bị ra máu nâu khiến nhiều mẹ bầu lo lắng về sự phát triển của thai, sợ thai bị sảy hoặc làm tổ ngoài tử cung. Thực tế thì tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tùy từng nguyên nhân mà sẽ có mức độ nguy hiểm cùng cách xử lý khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể về tình trạng này đồng thời biết phải làm sao khi có thai 4 tuần bị ra máu nâu, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.
Nguyên nhân bị ra máu màu nâu khi mang thai 4 tuần
Theo các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa hiện tượng ra máu màu nâu khi mang thai 4 tuần có thể do:
+ Máu báo thai: Nếu thai 4 tuần đã vào tử cung thì mẹ bầu có thể xuất hiện máu báo thai. Nguyên nhân là do quá trình thai bám vào tử cung để làm tổ sẽ gây đứt một số mạch máu tại niêm mạc tử cung khiến vùng kín ra chút máu dính trên quần lót hoặc thấm khăn, giấy mới thấy. Máu báo thai thường có màu nâu hoặc hồng nhạt, kéo dài lâu nhất 3 ngày.
+ Quan hệ mạnh: Mang thai khiến cổ tử cung trở nên nhạy cảm hơn. Nếu quan hệ quá mạnh trong thời gian này, mẹ bầu rất dễ bị chảy máu, xuất hiện máu nâu tại vùng kín, thậm chí còn kèm theo những cơn đau âm ỉ đến dữ dội.
+ Khám thai: Trong quá trình khám thai, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ, thiết bị để kiểm tra sâu bên trong âm đạo, tử cung. Nếu không cẩn thận, những khu vực này có thể bị xước xác, chảy máu, ra máu nâu.
+ Viêm âm đạo: Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày hay thường xuyên mặc quần lót chật chội, ẩm ướt, quan hệ tình dục không an toàn… Triệu chứng điển hình là tình trạng vùng kín ra nhiều khí hư màu trắng đục hoặc vàng xanh kèm ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp xuất hiện máu nâu tại vùng kín chứng tỏ bệnh đã chuyển sang mức độ nặng.
+ Viêm cổ tử cung: Ra máu nâu tại vùng kín kèm theo đau thắt lưng, đau vùng chậu, tiết nhiều khí hư có mùi hôi là triệu chứng điển hình của viêm cổ tử cung. Bệnh thường gặp ở những người từng phá thai, sinh đẻ nhiều lần hoặc có tiền sử mắc bệnh phụ khoa nhưng không được điều trị tích cực.
+ Sảy thai: Thực tế là thai có thể bị sảy dù đã vào tử cung hay chưa. Thai 4 tuần bị sảy thường khiến mẹ bầu ra khí hư màu nâu hồng hoặc đỏ tươi, đỏ thẫm kèm tình trạng đau bụng dưới, đau lưng, chuột rút.
+ Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai sau khi hình thành không làm tổ trong tử cung mà làm tổ tại vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc. Khi mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu thường có biểu hiện đau bụng và chảy máu nâu hoặc đen sậm, kéo dài.
Ra máu màu nâu khi mang thai 4 tuần có nguy hiểm không?
Nếu thai 4 tuần ra máu nâu do máu báo thai, quan hệ mạnh, khám thai thì không quá nguy hiểm. Mẹ bầu chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và kiêng quan hệ mấy hôm là được.
Còn nếu thai 4 tuần ra máu nâu do bệnh, sảy thai không hoàn toàn hay thai ngoài tử cung thì lại rất nguy hiểm. Cụ thể:
- Viêm âm đạo: Không chỉ gây nhiều phiền toái tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn có thể dẫn tới viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
- Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung khiến mẹ bầu tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu đồng thời gặp khó khăn khi chuyển dạ. Bệnh còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung mà mẹ bầu cần chú ý.
- Sảy thai không hoàn toàn (mô thai không thoát ra tự nhiên trong vòng 2 tuần) có thể gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, băng huyết, thậm chí tử vong nếu mẹ không được cấp cứu kịp thời.
- Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào do không được buồng tử cung bảo vệ. Khi thai vỡ sẽ gây chảu máu, máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu.
Phải làm sao khi có thai 4 tuần bị ra máu nâu?
Nếu thấy ra máu nâu khi mang thai 4 tuần, máu ra nhiều, kéo dài hay kèm đau bụng, đau lưng, ngứa ngáy vùng kín, tiết nhiều khí hư… thì mẹ bầu nên chủ động thăm khám ngay. Một trong những địa chỉ uy tín mà mẹ có thể tìm đến khi gặp phải tình trạng này là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).
Phòng khám không chỉ đầu tư nhiều máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới mà còn quy tụ được đội ngũ bác sĩ giỏi từ khắp các trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô. Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, nhanh chóng, không phải đợi chờ lâu, thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối, chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng phù hợp với quy định của bộ y tế.
+ Trường hợp bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thì sẽ được dùng thuốc theo cơ chế kháng sinh đồ. Kháng sinh đồ là phương pháp thực hiện nhằm xác định mức độ nhạy cảm của kháng sinh thử nghiệm đối với tác nhân gây bệnh. Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ có thể giúp mẹ bầu tìm ra loại thuốc trị bệnh tốt nhất trong thời gian nhanh nhất mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, hạn chế tác dụng phụ, ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại, đặc biệt là trong thời gian mang thai.
+ Trường hợp bị sảy thai, mô thai không thoát ngoài một cách tự nhiên trong vòng 2 tuần thì sẽ được dùng thuốc để kích thích tử cung co bóp đẩy thai nhi ra khỏi cơ thể, chấm dứt thai nghén an toàn cho mẹ.
…
Tùy từng trường hợp mà sẽ được tư vấn, chỉ định phương pháp khắc phục khác nhau nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh tùy tiện dùng thuốc hay làm theo bất kỳ phương pháp nào khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ
Để thai 4 tuần phát triển khỏe mạnh, mẹ cần chú ý những điều sau:
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, cáu gắt.
- Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích, đồ uống có ga.
- Bổ sung nước, ăn nhiều rau xanh cùng các thực phẩm giàu vitamin C.
- Tránh đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại dưa chua, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ tái chín.
- Tránh làm việc nặng nhọc, quá sức, vận động mạnh.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
- Đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga… để khí huyết lưu thông, giảm bớt đau nhức, mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Chủ động khám thai định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Thai 4 tuần bị ra máu nâu do đâu, phải làm sao khi có thai 4 tuần bị ra máu nâu. Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của bản thân, bạn hãy gọi tới số (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được tư vấn và đặt lịch khám (hoàn toàn miễn phí, 24/7 ).
- [Top] 7 địa chỉ phá thai an toàn ở Hà Nội – Review chi tiết
- Viêm cổ tử cung sau sinh: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- Phá thai bị sót dịch nguyên nhân do đâu? Cách xử lý như thế nào?
- Sau phá thai khi nào thì đặt được vòng tránh thai? Chuyên gia tư vấn
- Phá thai bằng thuốc hay hút tốt hơn?
- 5 Địa chỉ vá màng trinh ở Hà Nội an toàn [Review chi tiết]
- 1 quả chôm chôm bao nhiêu calo? ăn chôm chôm có tăng cân không?
- Dài bao quy đầu có gây vô sinh không? [Bác sĩ tư vấn Nguyễn Minh Thư]
- Lưu thai 8 tuần: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
- Cắt bao quy đầu mất bao lâu? [Giải đáp thắc mắc]