Bà bầu ăn nhiều trứng gà có tốt không?
Trứng gà từ xưa đến nay luôn được biết đến là một thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bà bầu ăn nhiều trứng gà có tốt không? và ăn như thế nào thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Giá trị dinh dưỡng của trứng
Trứng là một món ăn quen thuộc và rất bổ dưỡng thường thấy trong những thực đơn bữa ăn hằng ngày. Trong thành phần của trứng bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng chứa nhiều loại axit amin, protein cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài một lượng chất béo, trứng còn có chứa nhiều lecithin, chất này có tác dụng giúp phát triển đại não và hệ thần kinh của cả thai phụ cũng như thai nhi.
Đặc biệt trứng gà chứa rất nhiều protein giúp ích trong quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra theo các chuyên gia dinh dưỡng trong trứng gà rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng như: Vitamin A. D, B2, B6, B12,axit folic, chất béo và omega 3…
Bà bầu ăn trứng gà nhiều có tốt không?
Bà bầu ăn trứng gà nhiều có tốt không? có lẽ đây cũng là một câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc. Khi mang thai, trứng gà là một loại thực phẩm không thể thiếu trong danh sách những món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu. Dưới đây là một số lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu:
- Trứng gà giúp thai nhi phát triển trí não bởi axit béo omega-3 và choline. Đây cũng được xem là những thành phần quan trong hỗ trợ cho sự phát triển não bộ đồng thời phòng tránh khuyết tật ống thần kinh cho bào thai, tăng cường trí não giúp trẻ thông minh hơn
- Mẹ bầu ăn trứng gà còn giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Ngoài ra việc ăn 1 – 2 quả trứng gà một ngày sẽ giúp bão hòa lượng chất béo trong cơ thể người mẹ. Với trường hợp có nồng độ cholesterol cao thì các chuyên gia khuyên không nên ăn lòng đỏ trứng.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Trong một quả trứng gà thông thường sẽ chứa 70 calories, chiếm 1/3 mức calories tối thiểu cần cung cấp ở mẹ bầu.
- Hạn chế dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Trứng gà có chứa folate – đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của ống thần kinh góp phần hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi.
Với những giá trị dinh dưỡng mà trứng gà mang lại mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung trứng gà trong thực đơn dinh dưỡng của mình trong suốt thai kỳ.
[Mách mẹ bầu] Nên ăn trứng gà như thế nào?
Không nên ăn trứng gà khi chưa qua chế biến kỹ:
Việc mẹ bầu sử dụng trứng gà khi còn sống, hay lòng đào sẽ dễ bị ngộ độc, kích thích tử cung co bóp dẫn tới tình trạng sinh non.
Không nên ăn trứng để lâu:
Với những quả trứng gà để lâu hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị mất dần, thay vào đó có thêm nhiều những vi khuẩn xâm nhập khiến lòng trắng và lòng đỏ bị phá hủy gây hại cho thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra khi mang bầu chị em cũng không nên ăn trứng đã để qua đêm, nên sử dụng ngay khi vừa chế biến.
Không nên ăn quá nhiều:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu không mắc các bệnh liên quan tới huyết áp cao, tim mạch…mỗi tuần bà bầu nên ăn từ 3 -4 quả trên tuần. Nếu mẹ bầu có hàm lượng cholesterol trong máu cao thì nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế ăn lòng đỏ.
Không nên uống nước trà kèm trứng:
Nếu kết hợp 2 loại này sẽ gây đầy hơi, khó tiêu cho mẹ bầu vì do phản ứng của 2 loại protein trong trứng và axit tannic trong trà.
Nên ăn trứng gà vào buổi sáng:
Đây là thời điểm thích hợp vì khoảng thời gian buổi sáng các chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa giúp mẹ bầu có đủ năng lượng cho một ngày. Không nên ăn trứng gà vào buổi tối như vậy dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó chịu do hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em trả lời được thắc mắc bà bầu ăn nhiều trứng gà có tốt không? Từ đó sẽ giúp chị em xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi suốt quá trình mang thai.
Chúc chị em sức khỏe!
- Ăn bánh tráng nướng có mập không? Bật mí bánh tráng nướng có bao nhiêu calo?
- Ăn cá chép có tốt không? 100g cá chép bao nhiêu calo?
- Phá thai bằng thuốc nhưng không ra máu có sao không?
- Có thai 5 tuần mà không nghén
- Ngao bao nhiêu calo? ăn ngao có tác dụng gì?
- Ăn bánh đa có béo không và 1 cái bánh đa bao nhiêu calo?
- 100g sầu riêng bao nhiêu calo? ăn sầu riêng có béo không?
- Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung? Bảng giá thực tế
- Đốt điện sùi mào gà bao nhiêu tiền? (Chi phí thực tế)
- Bà bầu ăn mắm tôm được không? [Bác sĩ tư vấn]