ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Thai 5 tuần bụng đã to chưa?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Thai 5 tuần bụng đã to chưa?

Thai 5 tuần bụng đã to chưa? thai 5 tuần phát triển như nào và những thay đổi của người mẹ khi có thai 5 tuần như thế nào, chế độ sinh dưỡng ra sao,… là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết dưới đây, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – bác sĩ CKI sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.

Thai 5 tuần bụng đã to chưa – Những thay đổi của người mẹ khi có thai 5 tuần

Với câu hỏi thai 5 tuần bụng đã to chưa? câu trả lời là chưa. Bởi theo bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế ở tuần thai thứ 5, túi thai chỉ bằng hạt hạt đậu với kích thước khoảng chừng 1,5mm. Trong tuần này, thai mới di chuyển vào tử cung và đang tìm nơi bám.

Thai 5 tuần bụng đã to chưa

Vì thế hầu hết các trường hợp thai 5 tuần bụng chưa thể to được mà phải đến khi thai 3 tháng tuổi (12 tuần) bụng bầu mới dần dần lộ rõ nhất. Và sang đến tháng thứ 4 – 5 bụng sẽ nhô lên rất rõ. Với những mẹ mang thai lần đầu bụng thường sẽ nhỏ và lâu lộ hơn so với những mẹ đã từng sinh con.

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, mẹ có thể trải qua nhiều thay đổi về thể chất và cả tâm lý như:

  • Chậm kinh
  • Xuất hiện máu báo thai (máu âm đạo có đặc điểm phớt hồng, nâu với số lượng ít)
  • Táo bón
  • Ngực căng tức khó chịu và kích thước dần to hơn bình thường
  • Nhạy cảm với mùi và có cảm giác thèm ăn thường xuyên
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Cơ thể mệt mỏi, đau lưng, chuột rút, chóng mặt, nhức đầu
  • Ốm nghén, nôn, buồn nôn
  • Thâm nhiệt tăng
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, lo âu khó chịu,…

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần

Cũng theo bác sĩ Huế thì ở tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, kích thước lúc này đã có sự tăng trưởng đáng kể, dài khoảng 6mm, và trông giống hình dạng của một chú nòng nọc nhỏ.

Trong tuần này, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn bắt đầu phân hóa, các cơ quan khác cũng phát triển mạnh. Túi phôi hình thành mầm phôi ba lá, bao gồm ngoài, trong và giữa:

+ Lá phôi ngoài: Hình thành nên hệ thần kinh, màng tai trong, thủy tinh thể, tầng biểu bì, lông, tóc, và móng.

+ Lá phôi giữa: Hình thành cơ thịt, xương, hệ bài tiết và mô liên kết hệ tuần hoàn.

+ Lá phôi trong: Sẽ hình thành hệ tiêu hóa, tuyến thể, tổ chức thượng bì của hệ hô hấp, bàng quang, tiền đình và niệu đạo.

Điểm nổi bật trong sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi là hình thành hệ thống tuần hoàn từ mesoderm, vì vậy nhịp tim thai đã xuất hiện và có tần suất từ 100-160 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn. Nhưng một số trường hợp có thể chưa hình thành tim thai nhưng không cần quá lo lắng. Bởi thường thì tim thai xuất hiện từ tuần thứ 6 trở đi, có trường hợp đến tuần 8 – 10 mới thấy tim thai xuất hiện.

Bên cạnh đó, các đường nét trên khuôn mặt bé bắt đầu rõ dần, phần đầu phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước. Hầu như sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ năm đều tập trung vào não với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong mỗi phút.

Ngoài ra, các tuyến sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành, nhưng vẫn còn quá sớm để xác định được giới tính của bé mà phải đợi thêm một thời gian nữa.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu giúp thai nhi 5 tuần khỏe mạnh

Những tuần đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho thai nhi thì mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu giúp thai nhi 5 tuần khỏe mạnh

Theo đó, để giúp thai nhi 5 tuần khỏe mạnh mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng sau:

+ Thực phẩm giàu axit folic: Các thực phẩm giàu axit folic như cam, súp lơ, bông cải xanh, măng tây, trứng,….

+ Thực phẩm chứa vitamin B6: Vitamin B6 có tác dụng giúp mẹ giảm thiểu tối đa tình trạng buồn nôn, ốm nghén. Một số thực phẩm giàu vitamin B6 như: chuối, lạc, các loại hạt, cà chua, khoai tây,….

+ Thực phẩm giàu sắt: Thiếu máu là hiện tượng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Do đó, trong thời gian này, mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt như: bột yến mạch, trái cây sấy khô, thịt gà, bí ngô, lòng đỏ trứng gà…

+ Các loại trái cây và rau xanh: Nguồn dưỡng chất từ rau củ trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Do đó, trong thời gian này mẹ nên bổ sung các loại ra xanh và trái cây như: Bơ, nho, chuối, kiwi; táo; bắp cải, súp lơ, cải xoăn,…

+ Thực phẩm giàu protein: có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, cá,….

+ Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa: Bởi Sữa là nguồn cung cấp dồi dào canxi, vitamin, axit folic – những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.

Những lưu ý với mẹ bầu trong thời gian này

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, cung như giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất thì trong thời gian này, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh ăn đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng và những đồ ăn chưa nấu chín, muối chua,… Vì có thể gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, dẫn tới nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi, hoặc thậm chí là sảy thai.
  • Không ăn các thực phẩm như: rau ngót, rau răm, đu đủ xanh, mướp đắng… vì có thể gây kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại (thuốc nhuộm tóc, sơn móng chân, móng tay,… và tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cafe,….) vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể các các sản phẩm thực phẩm chức năng mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hoặc nằm ì một chỗ.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh thân thể, vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, nhiễm trùng
  • Tránh ăn những thực phẩm có chứa thủy ngân (cá mập, cá ngừ, cá thu,…) qua chế biến, xúc xích, thịt nguội, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao,…
  • Cuối cùng là chú ý thăm khám và siêu âm thai định kỳ đầy đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, cũng như phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra và xử lý kịp thời.

Nếu như vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ thăm khám và siêu âm thai an toàn tại Hà Nội thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một gợi ý cho các mẹ. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản uy tín top đầu tại hà Nội và đáp ứng đủ 83 tiêu chí khắt khe của Sở y tế.

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Không những thế, phòng khám còn được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại, được Sở Y tế kiểm duyệt chất lượng. Cùng đội ngũ bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám siêu âm thai.. Môi trường y tế sạch sẽ, vô trùng – vô khuẩn theo quy định.

Bên cạnh đó, nhằm đem lại những dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh, phòng khám còn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang mang tầm “bệnh viện khách sạn” với không gian thăm khám rộng rãi, thoáng mát. Thủ tục thăm khám nhanh gọn, thông tin các được bảo mật, chi phí hợp lý và được niêm yết công khai minh bạch phù hợp với quy định của bộ y tế,….

Ngoài ra, với mong muốn chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện cho nhân dân, phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 20h hàng ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).

Như vậy qua những chia sẻ trên chắc chắn chị em đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề thai 5 tuần bụng đã to chưa? Đồng thời có thêm những kiến thức về thai nhi 5 tuần. Mọi thắc mắc vui lòng gọi đến số hotline (miễn phí, 24/7): (024)38 255 5990836 633 399 để được các bác sĩ giải đáp cụ thể.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

07 tháng 11, 2020 - 279 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế