Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu?
Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu? là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là những mẹ mới mang thai lần đầu. Bởi thông qua đó giúp mẹ bầu biết được thai có phát triển tốt hoặc gặp phải bất thường nào không. Từ đó có hướng kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây, bác sĩ Giao Thị Kim Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này.
Có nên siêu âm thai 6 tuần?
Câu trả lời là có, đây là một trong mốc khám thai đầu tiên trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng giúp đánh giá tổng quan sức khỏe của thai nhi, quá trình phát triển và những bất thường nếu có. Từ kết quả siêu âm này, bác sỹ có thể ước lượng chính xác tuổi thai, đưa ra những lời khuyên phù hợp cho mẹ. Theo đó, mục đích của việc siêu âm thai ở tuần thứ 6 đó là:
- Giúp mẹ xác định chính xác xem mình có thai hay không
- Xác định vị trí phôi thai và số lượng thai
- Tìm kiếm túi noãn hoàng
- Xác định thời gian thụ thai
- Theo dõi, phát hiện sớm những bất bất thường nếu có ở cả mẹ và thai nhi, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
- Cung cấp hình ảnh cụ thể hơn về sự tăng trưởng của thai nhi.
>>> Tìm hiểu thêm: Thai 6 tuần ra máu hồng
Siêu âm thai 6 tuần đã có tim thai chưa?
Thực tế, tim thai thành từ rất sớm. Ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã xuất hiện. Lúc này, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành nên 2 ống dẫn vào tim thai. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành nhưng do những hoạt động co bóp nên nó đã bắt đầu đập và làm theo đúng chức năng như một quả tim thực thụ.
Tuy nhiên, ở tuần này mẹ vẫn chưa nghe được tim thai. Chỉ khi bước sang tuần thứ 5 – 6 trở đi tim thai mới bắt đầu hoạt động, lúc này bác sĩ mới có thể giúp mẹ nghe được tim thai của con mình thông qua các dụng cụ hỗ trợ. Đến tuần thứ 7, tim thai lớn dần và bắt đầu phân chia thành 2 buồng trái và phải.
Như vậy, với câu hỏi siêu âm thai 6 tuần đã có tim thai chưa? câu trả lời là có rồi. Nhưng sự xuất hiện của tim thai cũng tùy thuộc vào thể trạng từng mẹ bầu, có mẹ thai 6 tuần siêu âm đã có tim thai nhưng cũng có những trường hợp tim thai xuất hiện muộn hơn, phải đến tuần thứ 8-10 của thai kỳ mới thấy tim thai. Do đó, nếu việc siêu âm thai ở tuần thứ 6 chưa có tim thai thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy đợi thêm 1 – 2 tuần nữa rồi khám lại. Bên cạnh đó, để cho kết quả thăm khám chính xác, mẹ nên tới địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng đầy đủ máy móc, trang thiết bị chuyên dụng cần thiết. Theo dõi chính xác sự phát triển của con sẽ giúp mẹ nắm bắt và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong suốt thai kỳ.
Thai 6 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?
Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ Giao Thị Kim Vân cho biết: “Thai nhi khi được 6 tuần tuổi vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển rất sơ khai, vì vậy kích thước phôi thai lúc này còn rất nhỏ, chỉ dài khoảng 5 – 6 mm (ngang bằng một hạt đậu lăng). Tuy nhiên, ở trong tuần thai này cũng đã có tim thai, nhịp tim đang đập với tốc độ gần gấp đôi nhịp tim bình thường của mẹ, khoảng từ 100-160 lần/phút. Bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, giống như hình mái chèo. Các nét trên khuôn mặt bé cũng ngày một rõ nét với đôi mắt của là hai đốm đen nhỏ chiếm gần 1⁄4 diện tích khuôn mặt, lỗ mũi cũng đã xuất hiện.
Cũng trong tuần thứ 6, các đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Hai bán cầu não của thai nhi cũng đang phát triển mạnh mẽ, gan giữ chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cho tới khi tủy xương được hình thành và đảm nhận vai trò này. Ngoài ra, ruột thừa và tuyến tuy của bé cũng đã xuất hiện-nơi sản sinh ra hormone insulin. Một đoạn ruột sẽ phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang các chất dinh dưỡng, oxy và chất thải ra khỏi cơ thể của bé.
Những dấu hiệu thường gặp khi mang thai 6 tuần tuổi
Trong khoảng thời gian mang thai ở tuần thứ 6, các mẹ bầu sẽ thường phải đối mặt với những dấu hiệu như:
+ Nhạy cảm với các mùi hương: Đây là biểu hiện điển hình của chứng ốm nghén. Khi mang thai, do lượng hormone thai kỳ tăng nhanh là nguyên nhân khiến chị em dễ nhạy cảm với mùi vị thức ăn hơn bình thường. Hậu quả là mẹ luôn cảm thấy khó ngửi, dị ứng với một số mùi vị thức ăn mà trước đây vẫn thường ăn.
+ Hiện tượng ợ nóng: Nguyên nhân gây nên hiện tượng này được cho là do cơ tâm vị bị giãn khiến dịch tiêu hóa thường xuyên tràn lên cổ người mẹ.
+ Căng tức ngực khó chịu: Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi khiến cho vòng 1 của mẹ bầu lớn hơn và xuất hiện tình trạng căng tức, khó chịu.
+ Thường xuyên buồn tiểu: Lý do là khối lượng máu tăng và lượng chất lỏng thận cần xử lý tăng, cộng thêm việc nhau thai, túi ối hình thành phát triển mà kéo theo sự gia tăng của kích thước tử cung sẽ chèn ép lên bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều lần.
+ Đau lưng: Đau mỏi lưng cũng là một trong những dấu hiệu mà mẹ thường gặp khi mang thai ở tuần thứ 6.
+ Cảm xúc thay đổi bất chợt: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể vào đầu thai kỳ có thể dẫn tới thay đổi trong cảm xúc, khiến chị em dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường..
+ Đầy hơi và trung tiện: Hàm lượng progesterone tăng cao khi mang thai ở tuần thứ 6 sẽ luôn khiến bụng của mẹ bầu bị chướng khí và trung tiện thường xuyên.
>>>Tìm hiểu thêm: Thai 6 tuần chưa vào tử cung có sao không?
Cách chăm sóc thai 6 tuần tuổi
Tuần thứ 6 của thai kỳ là thời kỳ để các mẹ làm quen dần với những thay đổi khi mang thai. Do đó, ngay khi biết mình có bầu, mẹ cần phải lưu ý kỹ lưỡng về các thói quen, nếp sinh hoạt của mình. Đặc biệt, là các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Theo đó, các dưỡng chất như: protein, axit folic, các khoáng chất (sắt, canxi) và vitamin, nhất là vitamin D, B6,… đây đều là những chất cần thiết cho mẹ bầu nhằm giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện, cũng như phòng tránh được các dị tật bẩm sinh về thể chất cũng như trí não.
Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu nên bổ sung vào tuần thai này như: thịt bò, thịt gà, ngũ cốc, các loại đậu, cải bó xôi, súp lơ, trứng gà và cá hồi,… Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bên cạnh đó phòng ngừa được nguy cơ táo bón thai kỳ trong những tuần thai tới.
Bên cạnh chế độ ăn uống, một số cách dưỡng thai 6 tuần tuổi mà mẹ bầu cũng cần thực hiện đó là:
- Thực hiện thăm khám thai
- Phát hiện dấu hiệu bất thường ở thai nhi
- Cải thiện tình trạng ốm nghén
- Bảo vệ giấc ngủ
- Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga
Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc sử dụng các chất kích thích (thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu, rượu, bia, thuốc lá,…), đồng thời hạn chế quan hệ tình dục, khi quan hệ cần thực hiện nhẹ nhàng.
Trong trường hợp nếu phát hiện những bất thường trong thai kỳ, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và xử lý kịp thời. Hiện nay, để thực hiện thăm khám thai, mẹ có thể trực tiếp đến với phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín, đơn vị trực thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội.
Không những thế, toàn bộ quá trình thăm khám đều do đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa giỏi, kinh nghiệm dày dặn trực tiếp thực hiện trong điều kiện đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại. Môi trường y tế sạch sẽ và luôn được vô trùng – vô khuẩn đảm bảo an toàn. Thủ tục thăm khám nhanh gọn, chi phí được niêm yết giá công khai phù hợp với quy định của bộ y tế,…
Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thai kỳ, hãy gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám hoàn toàn miễn phí.
- Chữa yếu sinh lý ở đâu? Top 7 địa chỉ uy tín, hiệu quả
- Phá thai bằng thuốc 4 lần có sao không?
- Chi phí phẫu thuật cắt bao quy đầu hẹp – Bảng giá cụ thể
- Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu
- [Giải đáp] 8 tuần phá thai bằng thuốc được không?
- Khám bộ phận sinh dục cho bé trai ở đâu? TOP 3 địa chỉ uy tín tại Hà Nội
- Ăn chả giò chiên có béo không? 1 cuốn chả giò bao nhiêu calo?
- Ăn bánh đa có béo không và 1 cái bánh đa bao nhiêu calo?
- Đốt điện sùi mào gà bao nhiêu tiền? (Chi phí thực tế)