Mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
Thai ngoài tử cung là một trong những vấn đề sản khoa nguy hiểm cần phải được xử lý càng sớm càng tốt. Nếu chần chừ để lâu thì khi thai vỡ, sản phụ có thể bị chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, nhiễm khuẩn huyết, sốc mất máu, thậm chí tử vong. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này đồng thời biết mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không, bạn đọc hãy xem ngay những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau.
Thai ngoài tử cung là gì?
Trước khi đi tìm hiểu vấn đề mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không? Chúng ta cần đi tìm hiểu khái niệm thai ngoài tử cung là gì? Thông thường, sau khi trứng được thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử, hợp tử lớn dần thành phôi thai và di chuyển vào tử cung để làm tổ, phát triển các bộ phận, cơ quan cho thai nhi.
Trường hợp phôi thai không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ tại vị trí khác đều được xem là thai ngoài tử cung. Khoảng 95 – 98% trường hợp mang thai ngoài tử cung làm tổ ở vòi tử cung. Số còn lại có thể ở buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung, thậm chí là ngoài ổ phúc mạc.
Nữ giới mang thai ngoài tử cung thường có biểu hiện:
- Đau bụng: Nữ giới mang thai ngoài tử cung sẽ bị đau âm ỉ một bên tại vùng bụng dưới. Cơn đau có thể diễn ra từng cơn hoặc dữ dội khi thai vỡ.
- Chảy máu âm đạo: Sau khi thai vào tử cung, nữ giới sẽ xuất hiện máu báo thai có màu hồng hoặc nâu với số lượng ít, dính trên quần lót hoặc thấm khăn, giấy mới thấy, kéo dài tối đa 3 ngày. Trường hợp mang thai ngoài tử cung sẽ thấy máu ra có màu đen sậm, kéo dài bất thường.
- Thử que 2 vạch nhưng 1 vạch bị mờ hơn: Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone HCG trong nước tiểu (hormone này bắt đầu được tiết ra trên cơ thể nữ giới khi mang thai để duy trì thai kỳ, ngăn ngừa buồng trứng rụng trứng). Vì vậy, que thử thai sẽ xuất hiện 2 vạch không phân biệt thai nằm ngoài tử cung hay không. Tuy nhiên, do nồng độ hormone HCG trong nước tiểu ở những trường hợp mang thai ngoài tử cung sẽ giảm dần nên nếu để ý kỹ, nữ giới sẽ thấy vạch thứ 2 mờ hơn so với vạch đầu tiên.
- Một số biểu hiện khác: đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu…
Đối tượng có nguy cơ thai ngoài tử cung
Nguyên nhân hàng đầu khiến nữ giới mang thai ngoài tử cung là do bị viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia. Ngoài ra, nếu nằm trong các trường hợp sau thì nữ giới cũng sẽ có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung:
Từng nạo phá thai
Nạo phá thai là phương pháp phá thai ngoại khoa thích hợp với những trường hợp mang thai từ 6 – 12 tuần tuổi. Do phải can thiệp qua cổ tử cung để lấy thai ra ngoài nên nếu không cẩn thận thì nữ giới rất dễ bị dính buồng tử cung, thủng tử cung, ảnh hưởng chức năng sinh sản. Hậu quả là khó mang thai, khi mang thai thì dễ sảy, nằm ngoài tử cung. Vấn đề này thường gặp khi nữ giới thực hiện nạo phá thai không an toàn tại địa chỉ kém uy tín, không đảm bảo về trình độ chuyên môn.
Lớn tuổi
Độ tuổi lý tưởng để người phụ nữ mang thai và sinh con là từ 20 – 35 tuổi. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể khỏe mạnh nhất, các cơ quan hoạt động tốt, thực hiện được đầy đủ chức năng của mình. Từ 35 tuổi trở lên, các cơ quan sẽ bắt đầu lão hóa, kể cả vùng sinh dục. Nếu mang thai trong độ tuổi này, nữ giới có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung hoặc kể cả khi thai làm tổ được trong tử cung thì cũng kém phát triển hơn so rất nhiều.
Hay tiếp xúc với khói thuốc
Thuốc lá chứa nicotine có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của vòi trứng khiến vòi trứng cử động khó khăn hơn, trứng sau thụ tinh khó di chuyển qua bộ phận này để làm tổ trong tử cung. Bên cạnh đó, khói thuốc còn sinh thêm nhiều bệnh tật cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, nếu có ý định mang thai thì nữ giới cần tránh xa khói thuốc, kể cả hút trực tiếp hay chỉ ngửi.
Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ nên có thể vỡ bất cứ lúc nào. Nếu thai nằm ở vòi tử cung thì thời gian vỡ thường diễn ra nhanh hơn do vị trí đó có không gian hẹp hơn. Thai vỡ sẽ gây chảy máu, máu chảy ồ ạt vào ổ bụng kèm theo nhiều biến chứng ảnh hưởng tới cả sức khỏe của sản phụ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sản phụ có thể bị sốc mất máu, nhiễm khuẩn huyết dẫn tới tử vong.
Bên cạnh đó, khi thai vỡ, nơi thai làm tổ còn bị tổn thương, viêm nhiễm trầm trọng. Trường hợp mang thai tại vòi tử cung sẽ phải cắt bỏ vòi tử cung hoặc khâu bảo tồn vòi tử cung để tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Tóm lại, thai ngoài tử cung rất nguy hiểm nên ngay khi phát hiện, chị em cần xử lý ngay. Xử lý càng sớm càng giúp nữ giới tăng khả năng thụ thai, mang thai và sinh con bình thường khỏe mạnh trong lần tiếp theo.
Nghiên cứu cho thấy, 80% nữ giới có thể mang thai và sinh con trong vòng 9-12 tháng sau khi điều trị thai ngoài tử cung. Một số trường hợp gặp biến chứng thì cần sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nếu muốn có con.
>>> Xem thêm: Những biện pháp phá thai an toàn
Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
Vì biểu hiện của thai ngoài tử cung khá giống như khi mang thai bình thường nên để xác định một cách chính xác thì chị em nên chủ động thăm khám. Siêu âm có thể giúp nữ giới phát hiện thai ngoài tử cung trong 3 tháng đầu mang thai.
Phương pháp chủ yếu là siêu âm đầu dò. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ kiểm tra được toàn bộ vùng sinh dục của nữ giới, bao gồm cả tử cung, buồng trứng, âm đạo đồng thời xác định được chính xác vị trí của thai.
Ngoài ra, xét nghiệm nồng độ hCG trong máu cũng có thể định hướng được thai đang phát triển bình thường hay ngoài tử cung.
- Nếu nồng độ hCG > 150UI/ml thì chứng tỏ thai đang phát triển trong tử cung.
- Nếu nồng độ hCG tăng ít hoặc đạt mức > 1500UI/ml mà không thấy thai ở tử cung thì khả năng cao là nữ giới đang mang thai ngoài tử cung.
Nếu thực hiện cả siêu âm thai và xét nghiệm hCG trong máu mà bác sĩ vẫn chưa xác định được thai ngoài tử cung hay không thì sản phụ sẽ được thực hiện nội soi ổ bụng. Trong khi nội soi, nếu bác sĩ phát hiện thai ngoài tử cung thì có thể xử lý luôn trong lúc nội soi
Cách điều trị thai ngoài tử cung
Có 3 phương pháp có thể điều trị thai ngoài tử cung là:
- Dùng thuốc
- Mổ mở bụng
- Mổ nội soi
Trong đó, mổ nội soi là phương pháp phổ biến, áp dụng cho trường hợp chưa vỡ thai hoặc thai đã vỡ nhưng chưa có dấu hiệu choáng hoặc thai có huyết tụ thành nang với khối huyết tụ nhỏ hơn 8cm. Phương pháp này không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới, thích hợp với những người muốn tiếp tục có con và có thể thực hiện ngay khi nội soi ổ bụng phát hiện thai ngoài tử cung.
Còn mổ mở bụng là phẫu thuật khẩn cấp thường được sử dụng cho những trường hợp mang thai ngoài tử cung bị vỡ ống dẫn trứng khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng.
Khi cần lấy thai ngoài tử cung ra khỏi cơ thể, chị em có thể tới các bệnh viện lớn Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Vinmec… Còn khi cần thăm khám, phát hiện thai ngoài tử cung hoặc chăm sóc, cải thiện sức khỏe sinh sản sau khi phá thai ngoài tử cung, chị em có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế là một trong những địa chỉ Sản phụ khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế, ra đời và phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn”. Phòng khám được hàng triệu người tin cậy tìm đến bởi đầu tư nhiều máy móc hiện đại đồng thời quy tụ được đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tay nghề vững vàng, từng công tác và làm việc tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô. Điển hình là:
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế
- Bác sĩ Hà Thị Huệ
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện
Thời gian làm việc: 8h – 20h hàng ngày (không ngày nghỉ)
Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Thai ngoài tử cung là như thế nào, mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột vào khung chat bên dưới để được bác sĩ tư vấn trực tiếp (hoàn toàn miễn phí).
- Thai 5 tuần bụng đã to chưa?
- Có nên phá thai bằng thuốc không? Chuyên gia tư vấn
- Có thai 8 tuần bị đau lưng thì phải làm sao?
- Ăn bánh đa có béo không và 1 cái bánh đa bao nhiêu calo?
- 1 hộp mì xào bao nhiêu calo? Ăn mì xào có béo không?
- Sau hút thai ra máu trong bao lâu? Những lưu ý sau hút thai
- Huyết trắng có màu nâu: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
- Phá thai 9 tuần có nguy hiểm không? Phá bằng cách nào an toàn?
- Phá thai 4 tuần tuổi có tội không?
- Ngao bao nhiêu calo? ăn ngao có tác dụng gì?