ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Sự phát triển của thai 5 tuần tuổi
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Sự phát triển của thai 5 tuần tuổi

Bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ, thai bắt đầu phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng đáng kể về chiều dài, hình dạng trông giống một chú nòng nọc nhỏ. Để tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai 5 tuần tuổi từ đó biết thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu, có tim thai chưa, siêu âm được những gì, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau. Bài viết được chia sẻ từ bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Nguyên trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình với hơn 20 năm kinh nghiệm về sản phụ khoa.

Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu

Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Sự phát triển của thai 5 tuần tuổi

Thai 5 tuần tuổi dài khoảng 6 mm, trông giống một chú nòng nọc nhỏ. Túi phôi hình thành mầm phôi ba lá gồm lá phôi ngoài, lá phôi giữa và lá phôi trong.

  • Lá phôi ngoài sẽ hình thành nên hệ thần kinh, màng tai trong, thủy tinh thể, tầng biểu bì, lông, tóc và móng.
  • Lá phôi giữa sẽ hình thành nên cơ, xương, thịt, hệ bài tiết và mô liên kết với hệ tuần hoàn.
  • Lá phôi trong sẽ hình thành nên hệ tiêu hóa, tuyến thể, tổ chức thượng bì của hệ hô hấp, bàng quang, niệu đạo và tiền đình.

Điểm nổi bật nhất trong quá trình phát triển này là sự hình thành của hệ thống tuần hoàn từ mesoderm. Ngoài ra, hệ thần kinh của bé đã bắt đầu phân hóa. Các cơ quan khác phát triển mạnh. Được nét trên mặt bé bắt đầu rõ dần với phần đầu phía sau phát triển nhanh hơn so với phía trước.

Thai 5 tuần đã có tim thai chưa?

Thai 5 tuần thường đã có tim thai. Nhịp tim dao động khoảng 100 – 160 lần/ phút gấp đôi nhịp tim ở người bình thường.

Tuy nhiên, nếu thai 5 tuần chưa thấy tim thai thì mẹ không nên quá lo lắng. Nếu kết quả thăm khám lần này không có vấn đề gì, bác sĩ sẽ hẹn mẹ khám lại sau 1 – 2 tuần để kiểm tra tim thai. Để được thăm khám nhanh chóng, chính xác, tránh gây hại tới sự phát triển của thai nhi, mẹ nên tới những địa chỉ uy tín, đảm bảo về trình độ chuyên môn đồng thời có đầy đủ máy móc, trang thiết bị chuyên dụng cần thiết.

Siêu âm 5 tuần tuổi mẹ biết được những gì?

Theo lý thuyết cùng kinh nghiệm thực tiễn thì thời điểm siêu âm phát hiện có thai chính xác nhất là 5 tuần kể từ ngày có kinh cuối cùng, tức thai được khoảng 9 tuần tuổi. Việc siêu âm quá sớm có thể cho kết quả thiếu chính xác đồng thời ảnh hưởng tới thai nhi. Thay vào đó, để phát hiện mang thai trong tuần tuổi này, bác sĩ sẽ yêu cầu nữ giới thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

Siêu âm 5 tuần tuổi mẹ biết được những gì

Trường hợp 5 tuần muốn siêu âm sẽ được xem xét thực hiện siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng. Sau khi siêu âm xong, mẹ bầu sẽ nhận được kết quả về những chỉ số sau:

  • GA (Gestational Age): Tuổi thai được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Chỉ số này được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi mà thai nhi chưa hình thành các cơ quan của cơ thể.
  • BPD (Biparietal Diameter): Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh – là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của bé
  • FL (Femur Length): Chỉ số về chiều dài xương đùi của thai nhi.
  • EFW (Estimated Fetal Weight): Chỉ số khối lượng thai ước tính.
  • CRL (Crown rump length): Chỉ số chiều dài đầu – mông. Trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó có thể đo chính xác chiều dài đầu – chân. Vào những tuần cuối thai kỳ, chiều dài đầu – mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Chăm sóc thai 5 tuần tuổi thế nào là tốt nhất?

Thai 5 tuần tuổi rất dễ bị sảy nếu mẹ bầu không quan tâm chăm sóc cẩn thận. Để tránh tình trạng này đồng thời giúp bản thân trở nên thoải mái hơn, giảm bớt khó chịu do mang thai gây ra, mẹ bầu cần chú ý:

  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức hay mang vác vật nặng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
  • Mặc quần lót vừa vặn với chất liệu thấm hút tốt.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là axit folic. Bổ sung đầy đủ axit folic trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu đồng thời giúp thai tránh bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, từ đó phát triển một cách toàn diện.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ tái chín, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Tránh uống rượu, bia, cà phê hay sử dụng các chất kích thích.
  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tránh nhuộm tóc, xăm mình.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là các loại có chứa chì, araben, paraffin oil hay paraffinum liquidum… Nếu vẫn cần chăm chút cho nhan sắc của bản thân thì mẹ nên chọn những loại mỹ phẩm có nguồn tốc tự nhiên, không chứa thành phần gây hại cho bé và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đặc biệt, mẹ cần chủ động khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ hoặc ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện như ra máu âm đạo bất thường, ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín, chuột rút, đau bụng dữ dội, sốt cao, choáng, ngất…

Các mốc khám thai quan trọng

Có 7 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nhớ là:

Khám lần đầu khi phát hiện bản thân mang thai

Nếu thấy que thử thai xuất hiện 2 vạch thì chị em cần chủ động khám ngay. Việc thăm khám lúc này sẽ giúp chị em biết chính xác bản thân có đang mang thai hay không, đã vào tử cung chưa.

Khám lần 2 khi thai được 7 – 8 tuần tuổi

Mẹ bầu được tiến hành thăm khám thường quy như đo cân nặng, huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu… để đánh giá tình trạng phát triển của thai, xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi thai, xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.

Các mốc khám thai quan trọng

Khám lần 3 khi thai được 10 – 13 tuần tuổi

Ngoài thăm khám thường quy thì mẹ bầu sẽ được làm thêm một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm Thalassemia (nếu khám thai ở tuần thứ 10) để biết thai có bị thiếu máu di truyền hay không, hồng cầu có bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy không.
  • Xét nghiệm Double test, siêu âm kiểm tra dị dạng chi, thoát vị cơ hoành và đo độ mờ da gáy (nếu khám thai ở tuần 11 – 13 của thai kỳ) để tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down. Nếu phát hiện nguy cơ thì mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm sinh thiết gai nhau để biết kết quả chính xác.

Khám lần 4 khi thai được 16 – 20 tuần tuổi

Ngoài thăm khám thường quy thì mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm sàng lọc Triple Test nhằm phát hiện nguy cơ rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai.

Khám lần 5 khi thai được 24 – 27 tuần tuổi

Ngoài thăm khám thường quy thì mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, vị trí bám của nhau thai đồng thời tầm soát các bất thường trên cơ thể thai nhi.

Khám lần 6 khi thai được 32 tuần tuổi

Đây là lần khám cuối giúp mẹ bầu xác định dị tật thai, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung. Ngoài ra, khám thai 32 tuần tuổi sẽ giúp mẹ bầu biết được vị trí ngôi thai, sự phát triển của thai đồng thời chuẩn bị lựa chọn nơi sinh tốt nhất.

Khám lần 7 khi thai được 35 – 36 tuần tuổi

Mẹ bầu được tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết để kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Một số cơ sở y tế còn cho mẹ bầu làm xét nghiệm Non-stress Test để kiểm tra sức khỏe của thai, xem thai có nhận đủ oxy hay không.

Sau lần khám thứ 7, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đau bụng/ ra máu âm đạo.

Bạn có thể quan tâm:

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu, phát triển ra sao và cần chú ý những gì để thai phát triển một cách tốt nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới thai kỳ, bạn có thể chia sẻ [Tại Đây] hoặc gọi tới đường dây nóng (024) 38255599083.66.33.399 để được giải đáp ngay (hoàn toàn miễn phí).

30 tháng 11, 2020 - 153 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế