ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Lưu thai bao giờ nên có thai lại?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Lưu thai bao giờ nên có thai lại?

Buồn bã, đau đớn, tâm trạng gần như suy sụp,.. đây có lẽ là những cảm xúc chung của đa số các mẹ bầu khi phải đối mặt với tình trạng thai chết lưu. Nhiều mẹ bầu vì quá đau buồn mà nảy sinh ý định mang thai lại ngay sau khi xử lý thai chết lưu. Liệu điều này có an toàn cho cả mẹ và bé yêu tương lai? Sau khi lưu thai thì bao giờ nên có thai lại? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin được chuyên gia sản phụ khoa – thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân – Nguyên trưởng khoa sản trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội chia sẻ trong bài viết dưới đây

Lưu thai là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề sau khi lưu thai bao giờ nên có thai lại, chuyên gia y tế sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tình trạng thai lưu.

Theo y học nhận định, sau khi giao hợp, trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành phôi thai. Thông thường, ở tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai sẽ bắt đầu di chuyển và ổn định trong buồng tử cung. Tuy nhiên, sau thời điểm này, bào thai có thể vì một lý do nào đó mà ngừng phát triển, đây được gọi là hiện tượng thai chết lưu. Nếu không chú ý theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, phát hiện thai chết lưu muộn và không kịp thời xử lý có thể đe dọa đến sức khỏe, khả năng sinh sản về sau, thậm chí là tính mạng của mẹ bầu.

Thực tế, việc xác định chính xác khoảng thời gian thai chết lưu không hề dễ dàng bởi vì chị em sẽ khó lòng có thể thấy được dấu hiệu đặc trưng nào báo hiệu sự tử vong của trẻ khi ở trong buồng tử cung. Tuy dấu hiệu thai chết lưu thường không rõ ràng, nhưng nếu chú ý kỹ, chị em vẫn có thể cảm nhận được thông qua các biểu hiện sau đây:

  • Tình trạng và biểu hiện ốm nghén bỗng dưng biến mất.
  • Không thể cảm nhận được những chuyển động hay hoạt động nào của thai nhi như máy nữa
  • Âm đạo của mẹ bầu bị ra máu màu nâu đen, có thể kèm theo lo lắng, bồn chồn.
  • Ngực có thể sưng to và tiết ra sữa non.
  • Vỡ nước ối
  • Siêu âm không thấy tim thai

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu

Thực tế, tình trạng thai chết lưu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể xuất phát từ phía thai phụ hoặc từ phía thai nhi, cụ thể như sau:

Nguyên nhân thai lưu xuất phát từ phía người mẹ:

  • Chị em trong thai kỳ không may mắc bệnh liên quan đến ký sinh trùng như: sốt rét, cảm cúm, quai bị, giang mai, viêm gan,… dẫn đến tình trạng thai chết lưu.
  • Chị em trong thai kỳ không may mắc một số bệnh mãn tính như: viêm thận, suy gan, bệnh về tim, bệnh lao phổi, tăng huyết áp,… cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng thai chết lưu.
  • Chị em trong thai kỳ không may mắc một số bệnh nội tiết như: basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường,…dẫn đến thai chết lưu trong buồng tử cung.
  • Chị em trong thai kỳ không may bị nhiễm độc thai nghén dẫn tới tình trạng thai nhi cũng nhiễm độc theo, từ đó gây nên tình trạng thai lưu vô cùng đau lòng.
  • Chị em trong thai kỳ không may có tử cung dị dạng, phát triển kém, hấp thụ dinh dưỡng kém,… Đây cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng tha
  • Mẹ bầu mang thai khi đã ngoài 40 tuổi, dinh dưỡng kém và lao động vất vả dẫn đến tình trạng thai chết lưu 8 tuần.
Sau khi lưu thai bao giờ nên có thai lại

Một số nguyên nhân gây tình trạng thai chết lưu đến từ phía thai nhi có thể kể đến như:

  • Thai nhi đang phát triển thì gặp bất thường dẫn tới dị dạng, dị tật như phù nhau thai, não úng thủy,…
  • Thai nhi không thể phát triển do gặp rắc rối trong rối loạn quá trình phân chia nhiễm sắc thể hoặc do sự đột biến trong quá trình thụ tinh do di truyền từ bố mẹ dẫn đến thai chết lưu.
  • Thai chết lưu do dây rốn không may quấn quanh cổ, quấn quanh thân và các chi hay dây rốn bị thắt nút, chèn ép, xoắn,… khiến thai nhi không thể tiếp tục phát triển.
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng thai lưu.

Ngoài ra, thai chết lưu có thể xuất dây rốn, bánh rau, nước ối và tử cung bất thường… dẫn tới tình trạng thai chết lưu

Sau khi lưu thai bao giờ nên có thai lại?

Trao đổi về vấn đề sau khi lưu thai bao giờ nên có thai lại, thạc sĩ – bác sĩ Vân chia sẻ như sau:

Trên cơ sở lý thuyết, ngay khi kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu, trứng của người phụ nữ khi gặp tinh trùng trong điều kiện thuận lợi đều có khả năng thụ thai. Điều này tức là ngay sau khi có kinh trở lại, chị em  đã có thể có khả năng mang lần tiếp theo.

Theo chuyên gia y tế khuyến cáo, chị em nên đợi ít nhất từ 3 – 6 chu kỳ kinh nguyệt mới nên mang thai trở lại. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, đây là khoảng thời gian đủ để cơ thể người mẹ có thể phục hồi hoàn toàn, sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

Cũng theo một số nghiên cứu khoa học cho biết: đa phần tình trạng thai chết lưu ở lần mang thai trước ít ảnh hưởng đến lần mang thai sau nếu được xử lý an toàn và đúng cách. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chớ nên vì thế mà chủ quan lơ là nhé! Nếu đã từng bị thai lưu thì mẹ cần đặc biệt lưu ý ở lần mang thai tiếp theo. Tốt nhất, để biết sau khi lưu thai bao giờ nên có thai lại, chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, thăm khám kỹ trước khi mang thai tiếp. Nếu đã mang thai, hãy thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời, hiệu quả bạn nhé!

Cách phòng tránh thai lưu

Như đã nói ở trên, thai chết lưu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Để phòng tránh tình trạng này, bác sĩ sản phụ khoa Trương Thị Vân cũng đưa ra một số khuyến cáo như sau:

Trước khi mang thai

  • Khám sức khỏe ngay từ khi có ý định mang thai để có thể tầm soát bệnh tốt nhất.
  • Chị em nếu đang mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất, không để bệnh gây hại đến thai kỳ.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng với đầy đủ vitamin, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, việc bổ sung khoảng 400mg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai khoảng 3 tháng, hoặc tối thiểu 1 tháng sẽ giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Chị em trước khi mang thai nếu đang ở trong tình trạng tình trạng béo phì có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bé yêu. Bởi vậy, hãy cố gắng giảm cân trước khi mang thai nhé!

Trong thai kỳ

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học giúp thai nhi phát triển toàn diện.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng là tác nhân nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Tránh xa các loại hóa chất độc hại hoặc tác nhân gây hại từ môi trường
  • Thăm khám thai thường xuyên để phát hiện bất thường sớm cũng như được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh

Chị em có thể tìm đến phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế để được thăm khám thai an toàn và chuẩn xác, đồng thời, không mất nhiều thời gian chen chúc nhau ở các bệnh viện công nhờ hệ thống tư vấn và đặt lịch hẹn khám 24/7. Phòng khám không chỉ được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, phục vụ quá trình thăm khám chuẩn xác mà còn hội tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Môi trường y tế sạch sẽ, vô trùng – vô khuẩn.

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân phòng khám, Đa khoa Y học Quốc tế làm việc không ngày nghỉ từ 7h30-20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, tết.

Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề sau khi lưu thai bao giờ nên có thai lại hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, bạn  đọc vui lòng liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024)38 255 5990836 633 399 để được tư vấn cụ thể (thông tin bảo mật, chi phí công khai minh bạch, phù hợp theo quy định của Bộ Y tế).

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

Lưu thai 8 tuần: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Lưu thai 6 tuần

Top 5 địa chỉ nạo hút thai an toàn ở Hà Nội

08 tháng 10, 2020 - 148 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế