ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Trẻ sơ sinh thở khò khè có làm sao không? [Chuyên gia giải đáp]
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Trẻ sơ sinh thở khò khè có làm sao không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè hoặc có những âm thanh lạ khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh là gì? Hiện tượng này có làm sao không? Cùng tìm hiểu để có câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè

Với các bé sơ sinh thì hiện tượng thở khò khè là hiện tượng rất nhiều các bé mắc phải. Theo các bác sỹ chuyên khoa đây được xem là dấu hiệu liên quan đến đường hô hấp của trẻ.

Thở khò khè là hơi thở nặng, nghe rõ tiếng, thường giống với tiếng ngáy thông thường. Khi áp tai sát vào càng nghe rõ âm thanh khò khè hơn.

Khi mới sinh ra, đường hô hấp của trẻ còn non, các bộ phận như cuống họng và phổi đều có kích thước rất nhỏ. Chính vì vậy khi gặp bất kỳ vấn đề về viêm nhiễm hay phù nề… đều sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn.

Trẻ sơ sinh thở khò khè là bệnh gì?

Đối với trẻ sơ sinh, hiện tượng thở khò khè là vấn đề các bé thường xuyên gặp phải. Nhưng tuyệt đối các mẹ không nên chủ quan, lúc này điều cần làm là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Bởi hiện tượng này cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

  • Bệnh viêm phế quản: Bệnh viêm phế quản bắt nguồn từ sự xâm nhập của virus vi khuẩn, sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài khiến đường thở dưới của bé bị viêm nhiễm.
  • Bệnh viêm amidan: Đây là bệnh về đường hô hấp thường xuyên gặp phải ở mọi người nhất là trẻ nhỏ. Amidan là bộ phận để bảo vệ họng, kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi amidan bị viêm nhiễm và sưng lên, bị hô hấp của bé sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
  • Cảm cúm do nhiễm virus: Một nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Đối với trẻ sơ sinh sức đề kháng của bé còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết. Bé bị cảm cúm sẽ dẫn tới nhiều hiện tượng như sổ mũi, khó thở, chán ăn…
  • Bệnh hen suyễn: Nếu mắc bệnh hen suyễn phế quản bị co thắt, các chất dịch nhầy tiết ra nhiều. Đây có thể khiến hệ hô hấp của bé bị tắc nghẽn, dẫn đến việc thở khò khè ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh thở bị khò khè có làm sao không?

Trẻ sơ sinh hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh thêm vào đó sức đề kháng còn kém nên thường thì hầu hết các bé đều mắc phải hiện tượng thở khò khè. Đây là biểu hiện thông thường, là phản ứng của trẻ khi gặp môi trường khác hoàn toàn bụng mẹ. Triệu chứng này sẽ có thể hết sau khi có những biện pháp chăm sóc phù hợp và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

Tuy nhiên không vì thế mà các mẹ chủ quan khi thấy con xuất hiện tình trạng thở khò khè. Vì nếu không được xử lý kịp thời tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

>>>Tìm hiểu thêm: Tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong – Nên hay không nên?

Khi nào cần lo lắng về tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này các bậc phụ huynh cần theo dõi thật kỹ và khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để sớm phát hiện ra bệnh và xử lý kịp thời:

  • Tăng nhịp thở liên tục ( trên 60 lần 1 phút).
  • Lỗ mũi phập phồng liên tục khi hít vào và thở ra.
  • Cơ ở ngực co kéo nhiều hơn mức bình thường.
  • Cơ thể trẻ xuất hiện xanh tím, tái nhợt.
  • Trẻ biếng ăn thường xuyên
  • Sốt cao, ngủ li bì

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè

  • Khi xuất hiện tình trạng thở khò khè điều đầu tiên các mẹ cần làm đó là vệ sinh mũi. Sử dụng nước muối natri nồng độ 0,9% để nhỏ làm thông thoáng mũi giúp bé dễ thở hơn.
  • Cho trẻ bú thường xuyên để tăng sức đề kháng
  • Giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết nhất là cổ họng.

Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh bị thở khò khè có làm sao không? Hy vọng các bà mẹ có thể nắm rõ về tình trạng này để có thể chăm sóc con thật tốt.

Nguồn tham khảo: Baby wheezing: Why it happens https://www.medicalnewstoday.com/articles/319344

20 tháng 05, 2020 - 249 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế