Bà bầu có nên ăn na không?
Trong suốt quá trình mang thai, vấn đề dinh dưỡng luôn là vấn đề được các mẹ bầu quan tâm vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu có nên ăn na không? cũng là một trong thắc mắc và thu hút được nhiều sự quan tâm của chị em được bàn luận trên nhiều trạng mạng. Vậy để giúp mẹ bầu có câu trả lời chính xác nhất hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của quả na
Na là một loại trái cây thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Với vị ngọt hấp dẫn đây được xem như món ăn yêu thích của rất nhiều người và mẹ bầu cũng là đối tượng không loại trừ.
Na hay còn được gọi với tên gọi khác là mãng cầu ta, sa kê, phan lệ chi được trồng rất nhiều ở các quốc gia trong đó có Việt Nam và thường có nhiều vào tháng 7, tháng 8.
Trong quả na có chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như:
- Vitamin B1, B2, B3, C, A, B6
- Canxi
- Sắt
- Photpho
- Protein
- Chất xơ
- Chất béo
- Năng lượng, carbohydrates
Một điều đáng chú ý là na là loại trái cây không có chứa thành phần chất béo bão hòa và cholesterol, thêm vào đó hàm lượng natri trong na khá thấp nên không gây ra tình trạng tiểu đường hoặc cholesterol, huyết áp cao.
Bà bầu có nên ăn na không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc cung cấp các dinh dưỡng cần thiết trong thời gian mang thai là rất quan trọng. Với giá trị dinh dưỡng kể trên của của na thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn na khi mang thai mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Lợi ích của na đối với phụ nữ mang thai
Theo nghiên cứu trong thịt của quả na có chứa 82,5% nước, 16,2% carbohydrate, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K, 1,6% protein, các alcaloid nhóm oxoaporphin, calci, sắt, photpho, kali, natri… 100g thịt na có thể cung cấp khoảng 70 – 80kcal cho cơ thể. Vì vậy na có rất nhiều lợi ích đối với bà bầu. Cụ thể như:
Trị ốm nghén
Theo một số nghiên cứu vitamin B6 dồi dào trong na có thể giúp giảm bớt triệu chứng buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, ăn kém… ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu ăn na sẽ hạn chế được tình trạng ốm nghén.
Tăng cường hệ miễn dịch:
Một quả na có thể cung cấp trung bình khoảng 1/5 lượng vitamin C cần thiết hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Ngăn ngừa táo bón
Lượng chất xơ cao trong quả na sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu, điều chinh nhu động ruột hoạt động dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai.
>>> Tìm hiểu thêm: Bà bầu có nên ăn bưởi không?
Giúp ổn định huyết áp:
Hàm lượng natri và kali có trong na giúp điều chỉnh huyết áp và nhịp tim.
Cải thiện cân nặng cho mẹ bầu
Với những mẹ bầu không đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn trong thời kỳ mang thai ăn na sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng cải thiện cân nặng và chống suy nhược. Vì là không chứa chất béo bão hòa nên những mẹ bầu bình thường cũng có thể yên tâm ăn na mà không sợ ăn na sẽ gây béo phì.
Giải độc cơ thể
Chất chống oxy hóa có trong na có thể giúp các bà nầu loại bỏ được những độc tố ra ngoài cơ thể, giải quyết tình trạng tê chân thường xuyên xảy ra trong thời kỳ mang thai do máu lưu thông không đều.
Giảm căng thẳng thần kinh
Khi mang thai phụ nữ thường thay đổi hoocmon đột ngột dẫn tới việc mẹ bầu thường hay cảm thấy lo lắng , căng thẳng, mệt mỏi. Vitamin B6 trong na là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp GABA giúp các mẹ giảm căng thẳng, stress hiệu quả.
Hạn chế tình trạng tiêu chảy và kiết lị
Theo dân gian na được coi là vị thuốc tự nhiên chứa bệnh tiêu chảy và kiết lị hiệu quả. Na giúp điều chỉnh và kích thích lượng phân ở phụ nữ mang thai.
Giảm đau đớn khi sinh
Theo các phương pháp điều trị truyền thống thì việc ăn na khi mang thai đặc biết là 3 tháng cuối sẽ giúp thai phụ giảm đau trong quá trình chuyển dạ và cũng giảm thiểu được nguy cơ sảy thai.
Tăng nguồn sữa mẹ sau sinh
Na được xem như là một thực phẩm lợi sữa đối với phụ nữ sau sinh. Ăn na giúp kích thích tuyến sữa hoạt động, tăng nguồn sữa.
Giảm nguy cơ sảy thai và ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm
Theo nghiên cứu khoa học, na là nguồn cung cấp đồng dồi dào. Mỗi 1 quả na có thể bổ sung cho cơ thể khoảng 1.000 microgam đồng. Nếu mẹ bầu ăn na mỗi ngày sẽ hạn chế được nguy cơ sinh non.
Tốt cho hệ thần kinh, tóc, da, mắt của bé
Mẹ bầu thường xuyên ăn na hàm lượng vitamin A, C có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tóc, da, mắt, mạch máu của thai nhi. Bên cạnh đó Axit béo Omega 6 hỗ trợ sự phát triển cấu trúc não bộ và hệ thần kinh.
Tác dụng phụ có thể gặp khi mẹ bầu ăn na không đúng cách
Na là loại trái cây tốt với sức khỏe mẹ bầu tuy nhiên cũng không vì vậy mà các mẹ sử dụng quá nhiều na. Trong Đông Y na có tính nóng, vị ngọt nên nếu ăn na không đúng cách, ăn quá nhiều có thể gây một số tác dụng phụ như: nóng trong có thể dẫn tới táo bón, hoặc bị nổi mụn. Đối với những người mắc tiểu đường thai kỳ thì cũng nên hạn chế ăn na bởi hàm lượng đường tương đối cao trong na cũng có thể làm tăng chỉ số đường trong máu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.
>>> Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu có nên uống bột sắn dây không?
Những lưu ý khi ăn na
Để ăn na một cách đúng cách mẹ bầu nên chú ý một số điều dưới đây:
+ Khi mua na mẹ bầu nên chọn những quả na vừa chín tới, chọn những quả na có nguồn gốc rõ ràng,to tròn, mắt mở đều.
+ Không nên chọn những quả na có nhiều vảy trắng, vết nứt nẻ, thâm, bị chảy nước vì đó là những quả đã để lâu rất có thể có giòi.
+ Không ăn vỡ hạt na bởi trong hạt na có chứa các chất gây độc không tốt cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi.
+ Không nên ăn na còn xanh, lúc này vị chát sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa
Như vậy về vấn đề nhiều chị em thắc mắc bà bầu có nên ăn na không đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên hy vọng hữu ích với chị em. Na là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai vì vậy các mẹ hoàn toàn có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ na.
Nguồn tham khảo: Bà bầu có nên ăn na không? Lợi ích của quả na đối với bà bầu https://blogmeyeucon.com/ba-bau-co-nen-na-khong-loi-ich-cua-qua-na-doi-voi-phu-nu-mang-thai/ Truy cập ngày: 2/10/2020
- Ăn cá chép có tốt không? 100g cá chép bao nhiêu calo?
- Ra máu nhiều sau khi phá thai có sao không? Giải đáp thắc mắc
- Xét nghiệm phụ khoa | Những điều chị em nên biết
- Xét nghiệm Pap hết bao nhiêu tiền? [ Bảng giá thực tế]
- Phá thai 9 tuần có nguy hiểm không? Phá bằng cách nào an toàn?
- Phá thai bằng thuốc 2 tháng vẫn ra máu có sao không?
- [ Giải đáp] Phá thai được 1 tuần quan hệ có sao không?
- 100g rong biển sấy khô bao nhiêu calo? ăn rong biển có mập không?
- Phá thai 6 tuần tuổi bằng thuốc có được không?
- Viêm cổ tử cung bao lâu khỏi? [Bác sĩ tư vấn Hà Thị Huệ]