ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Bà bầu ăn được cà tím không? Chuyên gia dinh dưỡng
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Bà bầu ăn được cà tím không? Chuyên gia dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai thì một trong những vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm đó chính là chế độ ăn uống. Bởi lúc này, có một số loại thực phẩm mà mẹ bầu không nên ăn vì chúng gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy bà bầu ăn được cà tím không? để trả lời cho vấn đề này, mời các bà bầu hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của cà tím

Cà tím hay cà dái dê (Solanum melongena) thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Cây cao tới 40 – 150 cm với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10–20 cm và rộng 5–10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả mọng nhiều cùi thịt và chứa nhiều hạt nhỏ và mềm.

Thành phần dinh dưỡng của cà tím

Trong cà tím có chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol. Nhưng chúng lại là một thực phẩm giàu chất xơ, vitamin K, folate. pyridoxine, kali; photpho và magie.

Theo USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), trong 100g cà tím có chứa 24 calo, Nước 75.7 g, Chất đạm 0.8 g, Carbohydrate 4.82 g; Chất xơ 2.46 g; Sắt 0.189 g, Folate 18 mg, Mangan 0.19 mg, Kali 188 mg và Vitamin K 2.87 mg.

Bên canh đó, cà tím cũng chứa nhiều hợp chất polyphenolic, các chất dinh dưỡng thực vật như nau signin và axit chlorogenic, axit béo, axit amin, vitamin B6 và E, và khoáng chất.

Cà tím có tác dụng gì?

Như đã biết thì trong cà tím có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, do đó chúng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như:

+ Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Cà tím rất giàu vitamin A, vitamin B và niacin. Đây là các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, các chất dinh dưỡng thực vật có trong cà tím có thể bảo vệ các màng tế bào não khỏi các tổn thương. Điều này tăng cường dễ truyền thần kinh, ngăn ngừa thoái hóa các dây thần kinh và hỗ trợ cải thiện các phát triển trí não ở thai nhi.

+ Ngăn ngừa thiếu máu: Các loại vitamin và khoáng chất trong cà tím như: Sắt, Kali, đồng, mangan, vitamin C, niacin, phức hợp B, vitamin A và vitamin E,… có trong cà tím cũng giúp duy trì sự cân bằng điện giải và tăng lượng máu và lượng hemoglobin đáng kể cho cơ thể.

+ Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Cà tím chứa rất ít calo, hơn nữa không chứa chất béo lại dồi dào chất xơ, tạo cảm giác nhanh no. Mặt khác, lượng chất xơ cùng lượng carbohydrate hòa tan giúp kiểm soát đường huyết, hấp thụ bớt đường của các thực phẩm khác nạp vào. Từ đó, có tác dụng giúp điều chỉnh và ngăn ngừa đột biến đường trong máu.

+ Trị táo bón và rối loạn tiêu hóa: Một quả cà tím cung cấp khoảng 4,9 gram chất xơ. Hàm lượng chất xơ tuyệt vời này giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa vận động trơn tru, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tăng đào thải ruột và giảm thiểu táo bón.

Cà tím có tác dụng gì

+ Cân bằng chất điện giải: Các khoáng chất như magie, sắt, kali, đồng, canxi, phốt pho, kẽm và mangan trong cà tím có thể hỗ trợ điều chỉnh sự cân bằng điện giải của cơ thể, điều chỉnh lượng máu cung cấp cho mẹ và bé. Hơn nữa, còn có thể giúp giữ ẩm trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mất nước.

+ Tăng cường hệ miễn dịch: Trong lớp vỏ cà tím có chứa chất nasunin. Đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, có khả năng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào và DNA trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Cũng như chống nhiễm trùng hiệu quả, tạo thành lớp rào chắn bảo vệ sức khỏe mẹ và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.

+ Giảm cholesterol xấu: Cà tím có tác dụng giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu ngăn ngừa nguy cơ các vấn đề liên quan đến tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.

+ Phòng ngừa tăng huyết áp: Nhờ có chứa Bioflavonoids nên cà tím có tác dụng làm tăng sự đàn hồi và giảm áp lực cho mạch máu. Từ đó, giúp làm giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.

+ Phòng ngừa dị tật bẩm sinh: Lượng axit folic trong cà tím có tác dụng giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như: Nứt đốt sống hoặc tủy sống ở thai nhi, rối loạn não hoặc não kém phát triển và các bệnh lý về tim mạch.

Bà bầu ăn được cà tím không?

Với những tác dụng mà cà tím mang lại vừa nêu trên thì có thể thấy cà tím rất tốt cho bà bầu. Do đó, với câu hỏi bà bầu có ăn được cà tím không? câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào cung vậy, chúng chỉ tốt khi chúng ta sử dụng một cách hợp lý. Ngược lại nếu bà bầu sử dụng một lượng quá nhiều thì sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn, bao gồm cả cà tím.

Cụ thể, dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bà bầu sử dụng cà tím quá nhiều trong thời gian mang thai có thể gây ra các tác dụng phụ như:

+ Gây co thắt tử cung: Do có chứa một lượng lớn chất phytohormones có tác dụng hỗ trợ kinh nguyệt và chữa các vấn đề về kinh nguyệt (rối loạn kinh nguyệt, vô kinh). Do đó, nếu bà bầu hấp thu chất này quá nhiều có thể gây nên những tác dụng không mong muốn đó là gây co thắt tử cung, làm sảy thai.

+ Tăng nguy cơ sinh non: Việc ăn nhiều cà tím cũng có thể gây nên những cơn kích thích tử cung dẫn đến sinh non. Vì vậy, bà bầu không nên ăn cà tím quá nhiều.

Bà bầu ăn được cà tím không

Bạn Có Thể Quan Tâm:

+ Gây nên một số vấn đề về tiêu hóa: Nếu bà bầu ăn cà tím nhiều hoặc chưa được nấu chín có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do lượng axit dư thừa trong cà tím có thể gây tiêu chảy, khó tiêu…

+ Ngộ độc: Solanine, một chất trong cà tím có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, solanine có thể gây ngộ độc. Với những người có cơ địa dị ứng không nên ăn cà tím vì có thể gây hiện tượng ngứa ở da.

Có thể thấy, mặc dù các chuyên gia không liệt kê cà tím vào nhóm thực phẩm cấm khi mang thai. Nhưng để đảm bảo an toàn, khi ăn bà bầu cần đảm bảo ăn vừa phải để phòng tránh những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra vừa nêu trên. Để chắc chắn hơn, trước khi ăn bà bầu có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi bà bầu ăn cà tím

Bên cạnh những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra khi ăn nhiều cà tím vừa nên trên, bà bầu cũng cần phải biết thêm một điều rằng là không phải ai cũng ăn được cà tím. Do đó, khi ăn cà tím, các bà bầu cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Do có chứa nhiều chất độc nên những người mắc bệnh dạ dày, người mắc bệnh khớp hay bị hen suyễn, bệnh thận thì không nên ăn cà tím. Bởi lượng axit oxalate cao dễ gây sỏi thận và khiến cho bệnh trở nên nghiêm trong hơn.
  • Lượng nicotine trong cà tím cao hơn bất kỳ loại rau quả khác 0,01mg/100g. Các chuyên gia khuyên rằng cà tím không thích hợp để ăn thường xuyên. Vì vậy, bà bầu chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 200 – 250g.
  • Khi chế biến món ăn từ cà tím, bà bầu nên thêm một chút giấm. Vì chất solanine không thể hoàn tan khi xào nấu, nhưng giấm có thể giúp đẩy nhanh sự phân hủy của solanine hoặc có thể luộc cà tím trước khi nấu để loại bỏ bớt chất này.
  • Không nấu cà tím quá chín, không nên chiên cà tím sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Khi ăn nên ăn cả vỏ bởi nó chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất tốt. Ngoài ra, khi nấu có thể cho thêm một chút gừng để giảm tính lạnh của cà.

Với những chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn được cà tím không? ở bài viết trên đây chắc hẳn đã cung cấp cho bà bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Chúc các mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo: Should Pregnant women eat Eggplant? Here’s everything you need to know about it https://www.pinkvilla.com/lifestyle/food-travel/should-pregnant-women-eat-eggplant-here-s-everything-you-need-know-about-it-451069#:~:text=Many%20people%20recommend%20against%20eating,nutrients%20that%20your%20baby%20needs.&text=An%20Eggplant%20(Brinjal)%20is%20a,parts%20of%20the%20Mediterranean%20region. Truy cập ngày: 15/12/2020

15 tháng 12, 2020 - 128 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế