ErrorException Message: syntax error, unexpected '' (T_ENCAPSED_AND_WHITESPACE), expecting '-' or identifier (T_STRING) or variable (T_VARIABLE) or number (T_NUM_STRING)
https://vnmedic.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/imperative/ Ăn quả dứa nóng hay mát? Ăn quả dứa có tác dụng gì?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Sống Khỏe

Ăn quả dứa nóng hay mát? Ăn quả dứa có tác dụng gì?

Quả dứa hay thường được gọi với tên gọi khác là quả thơm, trái khóm…tùy theo từng vùng miền khác nhau…là trái cây nhiệt đới có tác dụng giải nhiệt mùa hè có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước. Ngoài ra đây còn là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon tuyệt vời, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên không ít người băn khoăn ăn quả dứa nóng hay mát? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Dứa bao nhiêu calo

Dứa bao nhiêu calo?

Dứa là một loại quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đây là trái cây của miền Nhiệt đới có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ

Dứa bao nhiêu calo? 1 quả dứa chứa bao nhiêu calo? Theo như một số nghiên cứu thì trong 100g thịt dứa sẽ chứa khoảng 25-50 calo. Theo đó 1 quả dứa trung bình nặng tầm 3-400g tương đương chứa  100 -200 calo.

Nước dứa bao nhiêu calo?

Nước dứa là loại nước nguyên chất được ép từ quả dứa ngoài ra không thêm tạp chất gì? Theo nghiên cứu về thành phần trong nước dứa: Một cốc nước ép dứa xấp xỉ 300ml sẽ chứa khoảng 130 calo. Với một cốc nước dứa bạn có thể cung cấp cho cơ thể 1/3 lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.

Ngoài ra loại trái cây này còn được xem là nguồn cung cấp mangan, các loại vitamin C, B dồi dào. Cụ thể hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g dứa:

  • Protein: 0.54 g
  • Carbohydrate: 13.52 g
  • Chất xơ: 1.40 g
  • Chất béo: 0.12 g
  • Vitamin A: 58 IU
  • Vitamin C: 47.8 mg
  • Vitamin E: 0.02 mg
  • Vitamin K: 0.07 μg
  • Vitamin B1: 0.079 mg
  • Vitamin B2: 0.018 mg
  • Vitamin B3: 0.500 mg
  • Folate: 18 μg
  • Canxi: 13mg
  • Sắt: 0.29 mg
  • Magie: 12 mg
  • Phốt pho: 8 mg
  • Kali: 109 mg
  • Natri: 1 mg
  • Kẽm: 0.12 mg
  • Đồng: 0.110 mg
  • Mangan: 0.927 mg
  • Selen: 0.1 μg

>>>Tìm hiểu thêm: Quả dừa bao nhiêu calo? Ăn dừa có tác dụng gì?

Ăn quả dứa nóng hay mát?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng ăn dứa gây ra hiện tượng nóng trong người. Tuy nhiên trên thực tế các chuyên gia cho biết ăn dứa không hề nóng mà ngược lại dứa chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hóa, có tác dụng làm đẹp da. Ngoài ra trong thành phần của dứa còn chứa chất bromelain – đây là loại enzyme thủy phân protid giống như papain giúp làm mềm thịt và tăng mùi vị cho món ăn.

Ăn quả dứa nóng hay mát

Quả dứa có tác dụng gì?

Tăng cường thị lực

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao có trong dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng – căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới mắt.

Hỗ trợ tiêu hóa

Dứa là loại trái cây chứa nhiều chất xơ giúp bảo vệ đường ruột. Bên cạnh đó lượng bromelain có trong dứa có vai trò như enzyme phân hủy protein hiệu quả, cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào đồng thời chống lại các vấn đề về tim mạch, hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch.

Dứa cung cấp 50% lượng vitamin C khuyến cáo mỗi ngày cho cơ thể.

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương

Hàm lượng vitamin C và mangan có trong thành phần của dứa có tác dụng hỗ trợ và củng cố xương cùng các mô liên kết. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ em, người lớn nên sử dụng một vài miếng dứa mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh. Phụ nữ tiền mãn kinh cũng được khuyên thường xuyên bổ sung dứa để ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Dứa chứa nhiều vitamin nhóm B rất tốt cho trí não và hệ thần kinh. Thường xuyên sử dụng dứa có thể giúp cơ thể giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Điều trị ho và cảm lạnh

Chất Bromelain kết hợp với vitamin C trong dứa có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, cảm lạnh. Bromelain cũng có thể làm giảm sưng và cải thiện các vấn đề khác của hệ thống hô hấp.  Ngoài ra, enzym trong dứa cũng có thể hỗ trợ làm sạch chất nhầy như đờm, giúp làm giảm viêm và cảm giác khó chịu của hệ hô hấp.

Hỗ trợ làm giảm huyết áp

Kali trong dứa có tác dụng làm giãn mạch tự nhiên giúp các mạch máu được thư giãn và kích thích quá trình lưu thông máu tới các bộ phận khác đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ giảm và lưu lượng máu cũng được hạn chế. Do đó khi bạn sử dụng một lượng dứa phù hợp mỗi ngày có thể làm giảm được quy cơ đột quỵ và xơ vữa động mạch.

Cải thiện làn da

Lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong quả dứa có tác dụng chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ô nhiễm, khói bụi và ánh nắng mặt trời mang tới. Ngoài ra, vitamin C còn giúp hình thành collagen để cải thiện sức khỏe của làn da. Chúng ta có thể sử dụng trực tiếp dứa để bôi lên da để giúp cải thiện các nếp nhăn, trị mụn trứng cá hiệu quả

Phòng chống ung thư

Theo một số nghiên cứu trong dứa tươi có chứa các hoạt chất chống lại tế bào ung thư, làm chậm quá trình tổn thương tế bào. Nước dứa có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư buồng trứng và ung thư ruột.

Ngoài ra chúng ta còn có thể kể tới một số tác dụng khác của dứa như giúp cải thiện bệnh tiểu đường, tăng cường khả năng sinh sản, giảm thiểu và cải thiện tình trạng tóc gãy rụng, cải thiện viêm khớp, tăng cường sức khỏe răng lợi…

Bà bầu có nên ăn dứa không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ sản phụ luôn khuyến cáo phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn dứa bởi trong dứa có chứa thành phần bromelain khá cao làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, đặc biệt là dứa xanh. 3 tháng đầu thai kỳ tử cung bà bầu còn khá yếu, thai nhi chưa có sự liên kết chặt chẽ với mẹ do đó việc mẹ bầu ăn quá nhiều dứa sẽ dẫn tới sinh non, sảy thai. Ngoài ra ăn nhiều dứa cũng có thể gây nên tiêu chảy rất nguy hiểm với mẹ bầu.

Bà bầu có nên ăn dứa không

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là mẹ bầu trong thời gian mang thai hoàn toàn không được ăn dứa. Chỉ cần ăn đúng cách không ăn quá nhiều. Dứa có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé như: tăng cường miễn dịch, ổn định huyết áp, cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, giúp hệ xương chắc khỏe, hỗ trợ và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai… Theo đó:

  • 3 tháng giữa: mẹ bầu có thể ăn 50-100g dứa/lần. Một tuần chỉ nên ăn 2 -3 lần.
  • 3 tháng cuối: Mẹ bầu có thể ăn dứa 2 lần/ tuần. Mỗi lần ăn không quá 200g.

Ăn dứa có giảm cân không?

Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học dứa là loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi đối với sức khỏe con người tuy nhiên dứa lại không chứa protein, hơn nữa hàm lượng chất xơ trong dứa lại khá cao chiếm 9%. Chất xơ có tác dụng điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydartes, làm tăng quá trình chuyển hóa năng lượng, ngăn chặn việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

Như vậy câu trả lời cho vấn đề ăn dứa có giảm cân không? là có.

Hơn nữa đây lại còn được coi là một trong những phương pháp giảm cân tự nhiên hiệu quả. Thông thường lượng calo trong dứa khoảng 40 calo còn lại 80% là nước chính vì vậy việc bạn ăn dứa sẽ giúp bạn có cảm giác no, hạn chế những cơn thèm ăn, cân nặng sẽ theo đó mà thay đổi không nhỏ.

>>>Tìm hiểu thêm: Ăn bí đỏ có béo không?

Ăn dứa vào thời điểm nào để giảm cân hiệu quả?

Không phải cứ ăn dứa là sẽ giảm cân. Để giảm cân một cách hiệu quả nhất các bạn cũng cần chủ ý tới thời điểm ăn dứa, ăn lúc nào là tốt nhất, khả năng đốt cháy mỡ thừa cao nhất mà không ảnh hưởng tới sức khỏe, không hại dạ dày:

  • Thời điểm tốt nhất để ăn dứa giảm cân đó là trước các bữa ăn chính khoảng 30- 40 phút
  • Không nên ăn dứa lúc đó như vậy sẽ rất hại dạ dày
  • Không nên ăn dứa vào buổi tối bởi buổi tối là thời gian cơ thể dễ hấp thụ chất béo và đường nhất làm kéo dài thời gian giảm cân

Cách giảm cân bằng dứa hiệu quả

Giảm cân bằng nước ép dứa

Sử dụng nước ép dứa trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ bạn sẽ cải thiện được số cân của mình trong thời gian 1 tuần.

Cách giảm cân bằng dứa hiệu quả

+ Nguyên liệu

  • 4 quả dứa tươi
  • 450g gừng tươi

+ Cách thực hiện:

  • Dứa gọt sạch vỏ, thái nhỏ. Gừng rửa, cạo sạch vỏ, băm nhỏ
  • Sau đó cho gừng và dứa vào máy xay trong khoảng 5 phút, lọc lấy nước bỏ bã

Cách sử dụng: Mỗi lần sử dụng 1 cốc khoảng 250ml. Uống thêm nước lọc để đáp ứng đủ 2 lít nước mỗi ngày

Sinh tố dứa giảm cân

Cách giảm cân bằng dứa hiệu quả

+ Nguyên liệu

  • 1/2 trái dứa tươi
  • 1 trái xoài chín
  • 50g đường
  • 100ml sữa tươi
  • Đá

+ Cách thực hiện

Dứa, xoài gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó cho phần dứa, xoài đã cắt vào máy xay sinh tố cùng đá, đường, sữa tươi. Xay nhuyễn tầm 30 giây.

+ Cách sử dụng: Nên uống sinh tố dứa giảm cân vào trước mỗi bữa sáng. Sinh tố dứa có thể vừa giúp bạn giảm cân vừa có thể cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày hoạt động.

Những lưu ý khi ăn dứa để tốt cho sức khỏe

Bên cạnh vấn đề ăn quả dứa nóng hay mát chúng ta còn biết dứa là một loại trái cây có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên ăn dứa sao cho đúng không gây tác dụng phụ thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn dứa để tốt cho sức khỏe:

+ Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần nên tránh loại quả này vì có chứa chất kích thích tử cung co bóp. Thời điểm này nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều dứa có thể gây sảy thai, sinh non…

+ Tuyệt đối không nên ăn dứa khi đói dễ khiến dạ dày bị tổn thương vì enzyme phân hủy trong dứa khá mạnh.

+ Không nên ăn dứa khi dập nát: Dứa là một loại quả mọc sát mặt đất chính điều này là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập. Nếu ăn dứa bị nhiễm nấm sẽ dễ gây ngộ độc, dị ứng…

+ Trước khi ăn nên ngâm dứa qua nước muối: Thông thường mọi người chỉ có thói quen gọt dứa rồi ăn luôn như vậy sẽ có cảm giác rát lưỡi vì trong dứa có chứa chất bio-boron và bromelin. Ngâm dứa qua nước muối trước khi ăn sẽ giúp hạn chế được tình trạng này.

+ Không ăn dứa khi còn xanh: Dứa xanh trong thành phần có chứa rất nhiều chất chưa được chuyển hóa rất có hại cho sức khỏe, có thể gây tiêu chảy hoặc nôn ói.

+ Những người có tiền sử bị viêm da cơ địa hoặc dạ dày không nên ăn dứa bởi tính axit trong loại quả này sẽ khiến bệnh nặng hơn.

+ Người bị cao huyết áp, đái tháo đường cũng không nên ăn dứa. Việc ăn nhiều dứa sẽ bị tăng huyết áp.

+ Không ăn dứa kết hợp cùng mật ong: khi kết hợp 2 loại này sẽ dễ tạo thành khí trong dạ dày.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về quả dứa. Hy vọng thông qua đây bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn quá dứa nóng hay mát? để từ đó có thể sử dụng loại trái cây này đúng cách tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: Ăn dứa nóng hay mát? 19 Tác dụng của quả dứa ít ai biết https://meta.vn/hotro/tac-dung-cua-dua-5137 Truy cập ngày: 10/11/2020

10 tháng 11, 2020 - 169 Share
Phòng Khám Đa khoa Y Học Quốc Tế